Ở Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) - ngôi trường số 1 châu Á và top 20 thế giới,ưviệnởHarvardchâuÁhvẫnsángđènsinhviênhọcxuyênđêthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá cincinnati sinh viên ngày đêm chong đèn, dùi mài kinh sử. Nhân tài xuất thân từ trường đại học danh tiếng lâu đời này nhiều vô kể, đáng chú ý là hai đời Chủ tịch nước Trung Quốc liên tiếp gần đây đều là cựu sinh viên của Thanh Hoa (Chủ tịch nước Tập Cận Bình và người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào). Để vào được Thanh Hoa, sinh viên hoặc là phải cực kỳ xuất sắc và nổi bật, hoặc phải nỗ lực "500% công lực" trong cuộc chạy đua vào ngôi trường danh giá này. Đầu vào đã khó, học trong một môi trường đâu đâu cũng thấy anh tài, "trâm anh thế phiệt" thì sinh viên còn chịu áp lực gấp bội phần. Chính vì vậy, khung cảnh Thanh Hoa lúc 6h vẫn sáng đèn đã trở thành điều bình thường. Thư viện Đại học Thanh Hoa được thành lập năm 1912. Đây là kho tàng tri thức đồ sộ, tự hào với hơn 100 năm lịch sử. Hệ thống thư viện gồm thư viện chính và 6 thư viện nhánh bao gồm: Thư viện Khoa học xã hội và nhân văn, thư viện Kinh tế và quản lý, thư viện Luật, thư viện Kiến trúc, thư viện Mỹ thuật và thư viện Tài chính. Thư viện chính, với tổng diện tích xây dựng là 42.820m2, bao gồm thư viện cổ, thư viện phía Tây (Yifu) và thư viện phía Bắc (Mochtar Riady). Thư viện phía Tây và phía Bắc được tích hợp hài hòa theo phong cách của thư viện cũ. Hãy cùng ghé Thư viện Thanh Hoa qua những hành ảnh sau đây: Bảo Huy Giáo dục Trung Quốc: Hài lòng dân để thành cường quốc nhân tàiTrung Quốc chủ trương xây dựng nền giáo dục “hài lòng dân”, với 3 tiêu chí cốt lõi: hệ thống đào tạo chất lượng cao, tố chất nhân tài toàn diện và cơ hội giáo dục công bằng. |