Gánh nặng tuổi 15 khi trượt lớp 10 công lập_nhận định trận liverpool
Con tôi không ngu dốt - tôi có thể khẳng định điều đó. Vợ chồng tôi cũng không bỏ bê chuyện học hành của con. Trước kỳ thi,ánhnặngtuổikhitrượtlớpcônglậnhận định trận liverpool cả nhà loay hoay tính toán các khả năng và lựa chọn ngôi trường thấp hơn sức học của con đã được thầy cô đánh giá. Nhưng người tính không bằng trời tính: đích đến của con tôi lại có phổ điểm năm nay cao hơn năm ngoái khá nhiều. Nguyện vọng 2, 3... càng vô vọng. Con chỉ còn cách vào dân lập hoặc đi trường nghề.
Cả nhà không dám nói nhiều vì sợ con tủi thân. Vợ chồng tôi an ủi con "Rồi thế nào chẳng có cách", "Cứ để bố mẹ lo"... và đưa ra hàng loạt phương án dân lập tối ưu nhất. Nhưng cu cậu vẫn ủ rũ. Tôi biết, con tự ti, sợ bạn bè chê bai và cũng lo lắng cho tài chính của bố mẹ. Vào trường tư xịn thì đúng là cả nhà sợ không tải nổi, nhưng học trường loàng xoàng, liệu có hỏng tương lai của con? Bỗng dưng, gánh nặng vô hình đè lên vai thằng nhóc 15 tuổi mới tuần trước còn hồn nhiên, ngây thơ...
Phụ huynh Hà Nội đứng đợi cổng trường thi lớp 10. Ảnh: Thanh Hùng |
Trong một bài báo, TS. Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội có chia sẻ, mỗi kỳ thi không thể đánh giá hết năng lực của từng học sinh nên các em chỉ nên coi đó là một bài học cho chính mình để tốt hơn trong tương lai. Đâu đó trên một diễn đàn dành cho các bậc phụ huynh có con thi lên lớp 10 năm nay, có mẹ than thở: "Chắc sẽ chỉ có duy nhất đất nước này mới có việc thi cấp 3 căng thẳng, tỉ lệ trượt nhiều và thiếu trường học như nước ta. Mỗi năm đến kì thi vào 10 là bao gia đình lo lắng, con trẻ áp lực... mà chả thấy có sự thay đổi".
Đúng thế thật..., còn bao nhiêu đứa trẻ 15 tuổi phải đối mặt với cảnh bị tương lai sập cửa vào mặt như con tôi?
Trường dân lập rất tốt nhưng thường dành cho những gia đình có điều kiện kinh tế. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Nhiều bà mẹ khác cũng phải chặc lưỡi tán đồng một ý kiến trên mạng xã hội: "Cánh cửa vào cấp 3 công lập còn khó khăn hơn cả Đại học; con đi thi cấp 3 bố mẹ như ngồi trong chảo lửa chứ không phải trên đống lửa".
Tôi không phải chuyên gia để phán xét nhưng ở góc nhìn của một phụ huynh, tôi tán đồng ý kiến là nhiều bậc làm cha làm mẹ đang ngồi trên chảo lửa. Khuôn viên các trường PTTH công lập hầu hết đều khá rộng, tại sao không xây thêm phòng học để có thêm chỗ cho các con? Trường dân lập không xấu, nếu không muốn nói là rất tốt, nhưng đó lại là môi trường dành cho các định hướng tiếp cận khác nhau, là nơi người có điều kiện kinh tế chọn môi trường tiệm cận quốc tế lựa chọn cho con em của họ. Nó không phù hợp với lựa chọn của hầu hết các gia đình!
Nhiều năm liền hệ thống trường công ở Hà Nội không 'tải' nổi số học sinh thi vào lớp 10 ngày càng tăng lên. Cuộc đua vào lớp 10 dường như căng thẳng hơn nhiều so với thi đại học, khác hẳn so với hai chục năm trước đây.
Thế nhưng, một bà mẹ đã thốt lên dường như tiếng kêu than về chuyện học hành, thi cử của các con cứ tan trong vô vọng, chẳng nơi nào nghe thấu.
Không biết các lãnh đạo mới của Hà Nội có thời gian để thấu hiểu nỗi đau đớn của các ông bố bà mẹ khi phải chứng kiến đứa con mới 15 phải gồng mình gánh đau đớn, tủi hổ trên vai?
Độc giả C.A. (Hà Nội)
Độc giả gửi bài về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn có thể không trùng với quan điểm của VietnNamNet. Xin trân trọng cảm ơn.
Điểm chuẩn vào lớp 10 của các tỉnh thành trên cả nước
Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022.