- TheệnHànlâmKhoahọcvàCôngnghệViệtNamdẫnđầucảnướcvềnghiêncứukhoahọcau thu ghi bano bảng xếp hạng Nature Index 2018 do tổ chức Nature Research vừa công bố, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là đơn vị dẫn đầu danh sách các cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu trong nước về nghiên cứu khoa học.
Danh sách 10 tổ chức nghiên cứu Việt Nam dẫn đầu bảng xếp hạng Nature Index 2018 |
Vị trí xếp hạng được đánh giá dựa trên 2 yếu tố: AC và FC. AC (Article Count) là số bài báo khoa học công bố trên những tạp chí có ảnh hưởng cao. Nếu bài báo được thực hiện bởi các tác giả ở nhiều quốc gia thì mỗi nước được tính 1 bài.
FC (Fractional Count) là số bài báo của một đơn vị sau khi đã điều chỉnh cho mức độ đóng góp của mỗi nước cho bài báo. Nếu bài báo có 10 tác giả, thì mỗi tác giả được chấm 1/10 điểm.
Năm 2018, số bài báo AC của Việt Nam là 73, nhưng số bài báo tính theo FC chỉ là 12,56. Trong đó, ngành Khoa học Vật lý chiếm số điểm FC cao nhất – 6,2 điểm. Tiếp theo sau là ngành Khoa học sự sống với 3,18 điểm FC. Ngành Khoa học Môi trường và Trái đất có 2,46 điểm. Cuối cùng là ngành Hoá học có 1,8 điểm.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đứng đầu các cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu của Việt Nam với 32 điểm AC; 2,6 điểm FC.
Đứng thứ 2 là Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội với 29 điểm AC; 2,21 điểm FC. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội xếp thứ 3 với điểm AC khá cách biệt – 5 điểm, tuy nhiên điểm FC bằng với Trường ĐH Khoa học tự nhiên và theo sau sát nút Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – 2,21 điểm.
Chính nhờ điểm FC mà Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được xếp hạng thứ 3 Việt Nam mặc dù có điểm AC thấp hơn 4 đơn vị khác là Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP.HCM), Viện các bệnh Truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia.
Theo sau các đơn vị này là Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân.
So với năm 2017, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu.
Đơn vị dẫn đầu bảng xếp hạng Nature Index trên toàn thế giới năm 2018 là Viện Khoa học Trung Quốc với điểm AC là 4.088 và điểm FC là 1510,38. Với khoảng 60.000 nhà khoa học đang làm việc ở 114 cơ sở của Viện, Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) có trụ sở ở Bắc Kinh đang là tổ chức nghiên cứu lớn nhất thế giới. Đây cũng là đơn vị thống trị bảng xếp hạng trong năm thứ 3 liên tiếp. Phần lớn số bài báo của Viện này là ở lĩnh vực Hoá học.
CAS là đơn vị đóng vai trò quan trọng trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng nhằm kích thích thương mại, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và đẩy mạnh khoa học công nghệ trong khu vực cũng như ở Trung và Đông Âu. CAS cam kết cho 32 triệu USD trong vòng 5 năm tiếp theo cho Chương trình Vành đai và Con đường kỹ thuật số dữ liệu lớn.
Vị trí thứ 2 thuộc về ĐH Harvard của Mỹ với điểm AC 2.233, điểm FC là 889,47. Hai đại học danh giá khác của Mỹ là ĐH Stanford và Viện Công nghệ Massachusetts giành vị trí thứ 5 và thứ 6. Một số đơn vị của Đức, Pháp, Nhật Bản, Anh cũng lọt vào top 10 đơn vị đứng đầu bảng xếp hạng.
Mỗi năm, Nature Index công bố bảng xếp hạng dựa trên số lượng nghiên cứu chất lượng cao của năm trước đó. Tuy nhiên, điều quan trọng cần hiểu là dữ liệu được xét để đưa ra bảng xếp hạng này dựa trên tỷ lệ tương đối nhỏ trên tổng số các bài báo nghiên cứu.
Bảng xếp hạng này chỉ xét những nghiên cứu trong ngành khoa học tự nhiên và đầu ra không được chuẩn hoá. Điều này có nghĩa là bảng xếp hạng không phản ánh quy mô của quốc gia hay của đơn vị nghiên cứu, hoặc số lượng nghiên cứu tổng thể. Cơ quan thực hiện bảng xếp hạng này khuyến khích người dùng nên kết hợp thông tin từ Nature Index với các nguồn tin khác để có cái nhìn toàn diện.
Nguyễn Thảo
Cơ chế quỹ: Lối thoát cho hỗ trợ nghiên cứu khoa học
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu không thay đổi quan điểm đầu tư cho KHCN như một dịch vụ công thì sẽ không có tác động lớn tới việc thay đổi bức tranh đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.