Cạnh tranh đã tạo ra một sự phát triển ngoạn mục cho thị trường viễn thông trong 5 năm trở lại,óTGĐFPTTelecomNhàmạngrấtcầnđượcbảovệkhỏinạnbùngcướcnợcướtỷ số bỉ tuy nhiên theo ý kiến của nhiều người, đã đến lúc nhìn lại một góc độ khác về cạnh tranh trên thị trường băng rộng.
Ông Hoàng Trung Kiên, Phó Tổng giám đốc FPT Telecom cho rằng, hiện đa số các doanh nghiệp Internet cơ bản câu kéo khách hàng bằng cáchgiảm giá, cho không, biếu không. Điều này không chỉ diễn ra trong các doanh nghiệp mới tham gia thị trường như SCTV, VTVcab mà ngay cả các doanh nghiệp viễn thông cũ cũng đều dùng chiêu giảm giá để cạnh tranh. Cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp cũ với doanh nghiệp mới, giữa doanh nghiệp viễn thông và truyền hình. Tình trạng giảm giá, cạnh tranh cướp khách hàng của nhau dẫn đến không có sự khác biệt giữa giá cả và chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp. Khách hàng quay vòng giữa nhà mạng này sang nhà mạng khác để hưởng khuyến mãi, khiến cho tỷ lệ khách hàng rời mạng trong các doanh nghiệp đều tăng cao.
“Bây giờ không phải cần tạo sự bình đẳng trong cung cấp dịch vụ giữa các doanh nghiệp nữa, mà các doanh nghiệp cần được bảo vệ khỏi nạn bùng cước, nợ cước khi khách hàng chuyển sang nhà mạng khác. Điều này xảy ra ở hầu hết các nhà mạng”, ông Kiên nói.
Cũng theo ông Kiên, ở một số nước một sinh viên ở nước ngoài trốn một cái vé, hoặc bỏ một chiếc vé ở ở tầu điện ngầm sẽ không được tốt nghiệp hoặc bị ghi nhận xét xấu vào hồ sơ suốt cuộc đời. Nếu áp dụng chính sách như ở nước ngoài thì đảm bảo số lượng sinh viên tốt nghiệp ở Việt Nam giảm đi khoảng 70% vì bùng cước, nợ cước viễn thông.
“Tuy số tiền nợ cước, bùng cước trên mỗi hóa đơn rất nhỏ thôi, nhưng tôi nói ra điều này mong muốn các bạn sinh viên cần tôn trọng luật pháp, tôn trọng hợp đồng đầu tiên. Tôi rất mong giữa Bộ TT&TT cần có sự phối hợp với các nhà trường với doanh nghiệp để phổ biến cho các sinh viên cần tôn trọng pháp luật, để có thể tạo ra một thế hệ trẻ biết tôn trọng pháp luật, chấp hành đúng những cam kết khi ký hợp đồng với doanh nghiệp”, ông Kiên phát biểu.