您现在的位置是:World Cup >>正文

Mất cả bố lẫn mẹ trong một đêm, cậu bé được bác dâu yêu thương hết lòng_bảng xếp hạng bóng đá thái lan

World Cup594人已围观

简介Mất cả bố lẫn mẹ trong đêm định mệnhCăn nhà nhỏ của ông bà ngoại ở thôn Nội, xã Tân Tiến, huyện Vĩnh ...

Mất cả bố lẫn mẹ trong đêm định mệnh

Căn nhà nhỏ của ông bà ngoại ở thôn Nội,ấtcảbốlẫnmẹtrongmộtđêmcậubéđượcbácdâuyêuthươnghếtlòbảng xếp hạng bóng đá thái lan xã Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc là nơi Nguyễn Nhất Phong (SN 2009) lớn lên.

Quê nội ở Hải Dương nhưng từ nhỏ, Phong đã theo bố mẹ về bên ngoại, sống cùng bác trai Lê Văn Thắng (SN 1971) và bác dâu Bùi Thị Lan (SN 1976).

phong 1.jpg
Phong mồ côi bố mẹ từ năm 5 tuổi

Sáng Chủ nhật, khi chúng tôi ghé thăm, Phong và bác dâu đang lật giở xem tệp giấy khen. Phong ghé sát tai bác bảo: “Tấm bằng khen này là hôm bác chở con vào tận trung tâm sự kiện để nhận bác nhỉ? Hôm ấy, bác khóc mãi”.

Sự thân tình ấy, ai mới nhìn vào đều nghĩ họ là mẹ con. 

Kể lại nỗi mất mát của Phong, chị Lan nước mắt rơi lã chã. Phong được 2 tuổi, bố mẹ để cậu lại cho ông bà ngoại và hai bác chăm sóc, lên Hà Giang làm công trình. Năm Phong 5 tuổi, bố mẹ Phong gặp nạn, cùng qua đời trong một đêm.

“Tối ấy, bố mẹ Phong vẫn gọi điện cho Phong, cả nhà trò chuyện râm ran. Đến 3 - 4h sáng, người ta gọi điện thông báo, bố mẹ Phong đang làm việc thì gặp trận sạt lở, bị đất đá vùi lấp dẫn đến tử vong”, chị Lan khóc nấc.

Một đứa trẻ 5 tuổi như Phong vẫn còn ngô nghê, chưa hiểu thế nào là mất bố, mất mẹ. Phong theo ông bà ngoại và các bác về Hải Dương chịu tang. Cậu lạ lẫm, không theo bất kỳ ai, chỉ bám rịt bà ngoại và bác dâu.

Tròn 19 ngày sau, ông nội Phong mất. Không lâu sau, bà nội cũng đi theo ông. Hai bên gia đình thống nhất, Phong về Vĩnh Phúc ở cùng ông bà ngoại và hai bác.

phong 2.jpg
Chị Lan hết lòng yêu thương, chăm sóc cháu chồng

“Như có điềm báo, trước đó mẹ Phong thủ thỉ với tôi ‘sau này, dù có thế nào em cũng gửi gắm Phong cho hai bác’. Thể theo di nguyện của mẹ cháu, chúng tôi nhận nuôi Phong, coi Phong như con ruột”, chị Lan chia sẻ.

Vợ chồng chị Lan có 3 người con: Con gái cả sinh năm 1999, con gái thứ hai sinh năm 2001, con trai thứ ba sinh năm 2004. Kể từ năm 2014, Phong là người con trai thứ 4 của vợ chồng chị.

Suốt những năm qua, Phong được sống trong tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc chu đáo của cả gia đình. Chị Lan thương 3 người con ruột thế nào thì thương Phong như vậy. Năm Phong 5 tuổi bị ốm nặng phải nhập viện gần 10 ngày, chị Lan vào viện chăm sóc cháu tận tình.

10 năm Phong đi học, chị Lan chưa vắng mặt trong bất kỳ buổi họp phụ huynh nào của cháu. Mỗi khi cần mua quần áo, sách vở, dụng cụ học tập, Phong đều thủ thỉ với bác, nhờ bác mua giúp.

“Năm 2023, tôi chở cháu ra huyện nhận giấy khen học sinh nghèo vượt khó. Nhìn cháu sáng láng đứng trên bục nhận giải, tôi không cầm được nước mắt. Tôi nghĩ, giá bố mẹ cháu sống được đến ngày hôm nay, nhìn con trưởng thành, mạnh giỏi thế này thì tốt biết mấy”, chị Lan kể.

Những khúc mắc trong chuyện học tập, quan hệ với thầy cô, bạn bè, Phong đều tâm sự với bác dâu. Phong nói, bác trai bận việc, ông bà ngoại lại già cả, đôi khi không hiểu chuyện giới trẻ. Thế nên, bác dâu luôn là nơi tin cậy để cậu trút bầu tâm sự.

phong 3.jpg
Chị Lan xúc động khi chia sẻ về thành tích của Phong

Vợ chồng chị Lan làm ruộng, kết hợp chăn nuôi, lần lượt nuôi các con ăn học. Có thời điểm kinh tế khó khăn, vợ chồng chị phải vay mượn ngân hàng mới có vốn làm ăn và tiền đóng học cho con. 

Thế nhưng, chị chưa bao giờ từ chối bất kỳ nhu cầu học hành nào của con cái. Thời điểm thi vào cấp 2, cấp 3, Phong cần đi học thêm Toán, tiếng Anh, chị sẵn sàng chu cấp. Mong muốn lớn nhất của chị là Phong được ăn học đàng hoàng, sau này đỗ đại học, có công việc ổn định như anh chị. 

“4 chị em Phong được đối xử công bằng, ngoan thì được thưởng, hư thì bị phạt. Phong là em út nên đôi khi được bố mẹ ưu tiên hơn, nhưng không ai ganh tị. Nhiều lúc tôi nghĩ, các em mình thiệt thòi vì mất sớm mà tôi lại may mắn có thêm một người con trai”, chị Lan chia sẻ.

Mỗi năm hai lần, dịp Tết và ngày giỗ bố mẹ Phong, chị Lan lại đưa Phong về Hải Dương thắp hương cho bố mẹ. Phong tâm sự: “Em mất bố mẹ, nhưng không thấy thiệt thòi bởi, em đã có ông bà ngoại, bác Lan và một gia đình trọn vẹn”. 

Mãn nguyện khi cháu được yêu thương

Nỗi mất mát năm đó là cú sốc lớn với bà Đỗ Thị Chín (SN 1945, bà ngoại Phong). Cùng lúc mất đi con gái, con rể, nhìn cháu nhỏ bơ vơ, bà Chín tưởng như không thể vực dậy.

phong 4.jpg
Bà Chín hài lòng khi cháu chăm ngoan, học giỏi

Thế nhưng, tình yêu thương của vợ chồng chị Lan dành cho đứa cháu mồ côi đã khỏa lấp nỗi đau trong lòng bà Chín. Nhìn cháu được hai bác yêu thương, bà rất mãn nguyện.

“Thực tế, từ lúc sinh ra cho đến khi mất bố, mất mẹ, Phong ở với hai bác nhiều hơn. Hồi nhỏ, nó quấn bác Lan hơn mẹ ruột. Ngày bố mẹ nó qua đời, tôi nói với dâu cả: ‘Thôi, xem như từ nay con có thêm một người con trai’”, bà Chín kể.

Những năm qua, bà Chín chưa bao giờ phải phàn nàn về cách cư xử của con dâu. Bà thầm cảm ơn khi con dâu dành cho cháu mình sự quan tâm đặc biệt, luôn đối xử công bằng để Phong không tự ti, mặc cảm. 

“Lắm lúc nhìn hai bác cháu nó quấn quýt, tôi cảm động rơi nước mắt. Tôi bảo cháu: ‘Bà khóc cạn nước mắt cháu mới lớn bằng này. Hai bác cũng vất vả sớm hôm mới nuôi được cháu ăn học nên cháu phải ngoan ngoãn, vâng lời’”, bà Chín tâm sự. 

Năm 2022, ông ngoại Phong qua đời. Phong trở thành chỗ dựa tinh thần cho bà. Nhìn cháu chăm ngoan, học giỏi, đạt thành tích cao, bà Chín cũng ấm lòng.

Cũng từ lâu, Phong đã có thêm một gia đình nhà ngoại, là nhà bố mẹ chị Lan. Trong mỗi bức ảnh gia đình bên đó, Phong chưa bao giờ vắng mặt. Ngày bố chị Lan mất, bà Chín sang tận nhà xin được cho Phong để tang. Bà bảo, Phong chẳng khác nào con ruột của chị Lan, việc hiếu ấy nên làm. 

phong 5.jpg
Anh Thắng (ngoài cùng bên trái) và chị Lan (thứ hai từ trái sang) bên các con 

Mối quan hệ giữa Phong và các anh chị em trong nhà cũng rất tốt. Thuở nhỏ, 4 chị em cùng ngủ chung một chiếc giường, học chung một chiếc bàn học. Trong việc học, Phong được các anh chị chỉ bảo tận tình. 

Phong kể, các anh chị có miếng ngon gì cũng nhường cho cậu. Mỗi khi cậu được giấy khen hay đỗ kỳ thi nào đó, các anh chị lại tặng quà. Giờ đây, các anh chị đều sống và làm việc tại Hà Nội, Phong cũng mong một ngày được nối gót các anh chị, bay cao, bay xa hơn.

Ông Lê Văn Thư, trưởng thôn Nội, xã Tân Tiến cho hay, hoàn cảnh của Phong là trường hợp đặc biệt trong thôn, luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền và mọi người xung quanh.

Ông Thư nói: “Hoàn cảnh của cháu Phong mọi người đều biết, ai cũng thương cháu, đặc biệt là bà ngoại cháu và vợ chồng anh Thắng, chị Lan. Cháu được gia đình quan tâm, chăm sóc rất tốt, ngoan ngoãn, học giỏi nổi tiếng trong làng”.

Kỳ thi cấp ba vừa qua, Phong giành được điểm số ấn tượng. Ước mơ của Phong là đỗ đại học, không phụ lòng mong mỏi của gia đình.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Tags:

相关文章



友情链接