- Từng sắp xếp mọi thứ chu toàn trước khi chết,ămungthưgankhônghoátrịxạtrịvẫnsốngkhoẻtỷ số salernitana nằm chờ nhắm mắt 2 năm tại nhà nhưng BS Lê vẫn sống khoẻ mạnh sau 10 năm mắc ung thư gan dù không hoá chất, tia xạ.
Tin sét đánh: “1 tuần nữa là chết”
Ở tuổi 38, khi sự nghiệp bắt đầu chín muồi sau khi học thạc sĩ tại nước ngoài, Trung tá, BS Nguyễn Lê (BV 103, giảng viên Học viện Quân y) đột ngột nhận tin sét đánh: mắc ung thư gan nguyên phát, khối u đã 2cm.
Đó là thời điểm tháng 3/2008, khi ông tình cờ dẫn bệnh nhân đi siêu âm, rồi kiểm tra luôn cho mình.
BS Nguyễn Lê, hiện là Đại tá, sau 10 năm chiến đấu với ung thư gan |
“Vẫn còn nghi ngờ, tôi ra BV Hữu nghị và BV K để kiểm tra lại. Cả 2 đều khẳng định chắc chắn có khối u. Tôi rất sốc”, BS Lê nhớ lại.
Cùng thời điểm này, 2 bác sĩ trẻ khác của BV, một là thiếu tá, một là đại uý cũng mắc ung thư gan.
“Cậu đại uý ra đi sau 1 tháng, cậu thiếu tá ra đi sau 3 tháng. Tôi là người còn lại duy nhất, khi đó xác định chỉ có chờ chết. Có 2 phương án, một là cứ khoẻ mạnh bình thường rồi chết, hai là mổ, xạ, hoá trị rồi suy sụp rồi chết. Tôi chọn phương án 1”, BS Lê kể.
3 tháng đầu, ông gọi đó là quãng thời gian khủng khiếp nhất khi một mình chịu đựng tất cả. Ông lặng lẽ chuẩn bị sẵn di chúc, sắp xếp tương lai cho các con, khi đó bé út mới 4 tháng tuổi, lo cho bố mẹ, nghĩ cách thông báo với gia đình.
Trong khoảng thời gian này, BS Lê vẫn đi dạy trong BV 175 (TP.HCM). Cùng đi có một BS chuyên ngành ung thư gan khác.
Hàng ngày ông vẫn khám chữa cho nhiều bệnh nhân |
“Tôi đưa phim của mình cho anh ấy, hỏi: ‘Em có bệnh nhân như thế này, liệu còn sống được bao lâu nữa?’. Anh ấy trả lời: ‘Ôi giời ơi, 1 tuần nữa u lan toả gan là chết’”. Cả đêm đó BS Lê không ngủ, một mình lang thang khắp Sài Gòn.
Khối u mới hơn 2cm nhưng ung thư gan diễn tiến rất nhanh, chỉ trong tuần cuối sẽ lan toả toàn bộ gan. 2 BS trẻ kia cũng vậy, tới tuần thứ 3 có người có 3 khối u, có khối 10cm.
Ông bảo ‘kết luận’ của BS kia chỉ như điểm nhấn, còn bản thân cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó.
2 lý do để quyết sống
Suốt 3 tháng nặng nề, BS Lê tự mình nghiên cứu tài liệu. Vào những ngày cuối cùng, ông rút ra rằng ung thư có 2 thể: tiến triển nhanh và tiến triển chậm, có thể ông may mắn rơi vào trường hợp thứ 2. Lúc này vợ là người đầu tiên ông thông báo, rồi đến cơ quan.
“Vợ tôi khóc rất nhiều, còn cả Viện sốc vì tôi là người thứ 3 rồi”, BS Lê nhớ lại.
BS Lê cùng các con |
Riêng bố mẹ ông, đến khi vào viện mổ, ông vẫn giấu là u lành, khi đó đã ở giai đoạn 2, to 4cm. Trước khi mổ, ông đã ký mọi giấy tờ, sẵn sàng cho sự ra đi.
BV cũng xác định là mất nốt ông, nói với gia đình chỉ còn vài tháng về ăn uống, nghỉ ngơi vì nghĩ sẽ không được lâu nữa.
Khi phẫu thuật, một ekip gồm các chuyên gia của 3 BV: 103, K, Việt Đức do trực tiếp GS Trịnh Hồng Sơn (hiện là PGĐ BV Việt Đức) mổ, cắt chọn lọc 1/4 gan, vừa mổ vừa sinh thiết tức thì.
Sau mổ 1 tháng, ông xin cơ quan sang Mỹ 3 tuần để tìm kiếm phương thức chữa bệnh cho mình. Ông tìm đến nhiều bệnh viện, nhiều chuyên gia và tranh thủ từng giờ nghiên cứu tài liệu vì sợ không còn nhiều thời gian.
Trở về nước, do số phận vẫn đang trong giai đoạn đợi chờ, nên lãnh đạo liên viện tiếp tục tổ chức một cuộc hội chẩn có nên dùng hoá chất, tia xạ hay không. Nhưng BS Lê kiên quyết nói: Không.
Phát hiện một hợp chất quan trọng trong cây đu đủ vùng Đông Mỹ (thân leo) có tác dụng diệt tế bào ung thư, ông sử dụng hoạt chất này cho bản thân và áp dụng cho nhiều bệnh nhân khác.
Sau 1 năm chờ và chờ, thấy mình vẫn sống tốt, năm thứ 2 vẫn khoẻ mạnh bình thường nên đến năm thứ 3, ông quyết định quay trở lại BV làm việc.
BS xác định đây là cơ hội sống thứ 2 của mình, ngày mai có thể ra đi lúc nào không hay nên sẽ sống như chưa bao giờ được sống.
BS Lê nắm chặt tay bố |
“Từ giờ không chỉ sống cho riêng mình nữa mà sống cho bố mẹ và các con. Sống để nhìn thấy tụi nó lớn. Thứ hai, bố tôi khi đó đã gần 80 tuổi, tóc bạc phơ khi vào bóp chân cho tôi nhắn nhủ: ‘Mày có hiếu thì mày đừng chết trước tao’. Chính vì 2 lý do ấy nên tôi quyết sống”, BS Lê chia sẻ.
Bằng kiến thức, kinh nghiệm, BS Lê đã sống mạnh khoẻ đến năm thứ 9 khiến tất thảy đều ngạc nhiên. Nhiều bệnh nhân ung thư gan mắc bệnh sau ông 1 năm đến giờ cũng vẫn khoẻ mạnh nhờ theo phương pháp của ông.
Bất ngờ vào tháng 1 vừa qua, đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ, ông nhận tin dữ khi BS thông báo có khối u tái phát tại chỗ, kích thước 3cm.
Ông đến BV Việt Đức thảo luận cùng các BS phẫu thuật và quyết định mổ. Sau đó nghỉ ngơi 1 tháng, áp dụng lại liệu trình cũ và đến nay ông trở lại làm việc bình thường tại khoa Viêm gan, BV 103.
Phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn muộn, tái phát nhiều lần, di căn cả vào xương, não nhưng gần 5 năm qua, PGS.TS Đỗ Quốc Hùng vẫn làm việc bình thường.
(责任编辑:Cúp C2)
Toyota Rush 2021 nâng cấp hệ thống giải trí, tặng bảo hiểm Vàng
Con gái 18 tuổi cá tính, giỏi ngoại ngữ của Cát Tường
Đáp án trắc nghiệm 'Quỷ vương là ai, vua Lợn là ai?'
Clip kiểm tra cơ thể, kỳ thị cân nặng, sợ béo trên TikTok
Việt Nam gives top priority to ties with Cambodia: PM
Trải nghiệm giáo dục Hoa Kỳ tại Việt Nam
Ngắm những cây thông tuyệt đẹp ở Nhà Trắng
Cặp vợ chồng sinh 8 con bằng thụ tinh nhân tạo
Vinhomes Ocean Park 2: gần 2400 căn shophouse phân khu Sao Biển ‘có chủ’
Người đẹp Hoa hậu dân tộc bát phố
Vùng biên Nga bị UAV Ukraine tấn công, giao tranh dữ dội ở rừng Bakhmut
'Chợ đen' bán trứng của nữ sinh Bắc Kinh