Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 hiện đạt trên 34% Ngày 28/4,ệcđưadịchvụcôngđủđiềukiệnlênonlinemứctrongnămlàkhảkết quả bóng đá honduras Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng đã chủ trì hội nghị trực tuyến với 63 Sở TT&TT tỉnh, thành phố về đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyếnmức độ 4 và thực hiện chuyển đổi số tại các địa phương. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đề nghị Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương tham mưu cho tỉnh, thành phố triển khai ngay các nội dung văn bản 1145 ngày 19/4/2021 của Bộ TT&TT hướng dẫn, đôn đốc các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai và hoàn thành chỉ tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4 trong năm 2021, đặc biệt là việc chuẩn hóa quy trình triển khai các nền tảng để có thể triển khai nhanh, tiết kiệm. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là một trong những chỉ tiêu cơ bản nhất của Chính phủ điện tử. Đến hết năm 2020, các bộ, ngành, địa phương đã đạt 31% dịch vụ công trực tuyến mức 4, vượt mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết 17 của Chính phủ. Tính đến tháng 4/2021, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 của cả nước là 34,19%. Tuy nhiên, theo số liệu báo của các bộ, ngành, địa phương đến tháng 4/2021, hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn thấp, thể hiện ở 2 chỉ số: tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ chỉ đạt 20,66% và tỷ lệ hồ sơ trực tuyến mới là 16,64%. Là chỉ tiêu quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử, nhiều năm qua, Thủ tướng Chính phủ đã liên tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Gần đây nhất, tại phiên họp ngày 10/3 của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 19/4, Bộ TT&TT đã gửi văn bản 1145 đề nghị các Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố tiếp tục quan tâm, chỉ đạo địa phương triển khai quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp để đạt được mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4 trong năm 2021. Bốn nội dung chính được nhấn mạnh tại văn bản 1145, theo đại diện Cục Tin học hóa, bao gồm: Yêu cầu tiếp tục triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến, hướng tới mục tiêu đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên mức độ 4 trong năm 2021; Giao Sở TT&TT xây dựng kế hoạch triển khai theo từng tháng; Nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm triển khai của một số tỉnh đã triển khai thành công; và phối hợp với Bộ TT&TT, cụ thể là Cục Tin học hóa trong quá trình thực hiện. Triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 4 theo cách làm mới Thông tin về kế hoạch triển khai dịch vụ công trực tuyến thời gian tới, đại diện Cục Tin học hóa cho biết, kết quả rà soát sơ bộ của Cục cũng như theo báo cáo của các tỉnh, thành phố tính đến tháng 4/2021 cho thấy, số lượng dịch vụ công của tỉnh (gồm cả 3 cấp) là khoảng 1.200 – 2.000 dịch vụ; số lượng dịch vụ công cấp huyện khoảng 200 – 300 dịch vụ; và số lượng dịch vụ công cấp xã là khoảng 100 – 200 dịch vụ. Nhận định mục tiêu đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4 trong năm 2021 là hoàn toàn khả thi, đại diện Cục Tin học hóa cho hay, hiện nay đã có một số bộ, ngành, địa phương đạt được chỉ tiêu này. Có thể kể đến các tỉnh, thành phố có tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 cao như: Tây Ninh đạt 96,86% với 1.818 dịch vụ công trực tuyến mức 4; Nam Định đạt 79,61% với 1.382 dịch vụ công trực tuyến mức 4, Đà Nẵng là 68,12% với 1.237 dịch vụ công trực tuyến mức 4… “Với cách làm mới, cách tiếp cận mới, chúng ta hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4 trong năm nay”, đại diện Cục Tin học hóa nhấn mạnh. Các kinh nghiệm, bài học rút ra từ những địa phương đã triển khai thành công 100% dịch vụ công trực tuyến mức 4 cũng đã được nêu ra tại hội nghị trực tuyến với 63 Sở TT&TT trên cả nước. Cụ thể, việc triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4 có 9 bước chính. Các bài học kinh nghiệm các tỉnh, thành phố cần quan tâm gồm có: Sự quyết tâm của lãnh đạo các cấp; Sự sẵn sàng của các nền tảng (Cổng dịch vụ công, hệ thống một cửa điện tử, nền tảng LGSP…); Sự chuẩn hóa của các thủ tục hành chính; Sự phối hợp Tỉnh - Bộ - Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các địa phương còn cần thực hiện tốt các nội dung sau triển khai cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 như: tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp về việc sử dụng và lợi ích của dịch vụ công trực tuyến. Đặc biệt, từ quá trình đồng hành với các bộ, ngành, địa phương, Cục Tin học hóa cũng đưa ra khuyến nghị các tỉnh lưu ý về giải pháp kỹ thuật, như: triển khai Cổng dịch vụ công và hệ thống Một cửa điện tử trên cùng một nền tảng đáp ứng các yêu cầu và quy định hiện hành; triển khai theo mô hình cung cấp dịch vụ phần mềm trên nền tảng điện toán đám mây SaaS đáp ứng các yêu cầu và quy định hiện hành; kết nối LGSP của tỉnh với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia do Bộ TT&TT quản lý… Vân Anh Bộ trưởng Bộ TT&TT vừa đề nghị người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp để đạt được mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4 trong năm 2021.Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, một trong những chỉ tiêu cơ bản nhất của Chính phủ điện tử là tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Thúc đẩy các địa phương cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4 là một nội dung chính của hội nghị trực tuyến với 63 Sở TT&TT được Bộ TT&TT tổ chức chiều ngày 28/4. Các bộ, tỉnh đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên online mức 4 trong năm 2021