Hướng dẫn thí điểm triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương_tỷ số macarthur
Nhân rộng mô hình Tổ công nghệ số cộng đồng
Thời gian qua,ướngdẫnthíđiểmtriểnkhaiTổcôngnghệsốcộngđồngtạiđịaphươtỷ số macarthur Bộ TT&TT đã đồng hành cùng các địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp để thực hiện chuyển đổi số, theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 6/2020.
Thực tế cho thấy, chuyển đổi số chỉ thành công khi được người dân hiểu, hưởng ứng, tham gia, người dân trở thành công dân số, có các hoạt động được đưa lên môi trường số. Một số địa phương đưa ra những cách làm sáng tạo giúp người dân chuyển đổi số, trong đó có sáng kiến thành lập “Tổ công nghệ số cộng đồng” đã thu được kết quả bước đầu.
Là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân, sát dân, Tổ công nghệ số cộng đồng tham gia hoạt động hỗ trợ đưa nền tảng số, công nghệ số đến từng ngõ ngách, gắn với cuộc sống của người dân, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số. Đây cũng là cánh tay nối dài của Ban chỉ đạo chuyển đổi số từ tỉnh, huyện đến xã, phường, thị trấn, tổ, đội.
Mô hình "Tổ công nghệ cộng đồng" đã được Lạng Sơn triển khai trong phát triển kinh tế số tại địa phương. |
Trong văn bản mới gửi các bộ, ngành, địa phương về những nhiệm vụ chuyển đổi số quan trọng năm 2022, Bộ TT&TT nhấn mạnh định hướng xuyên suốt trong năm nay là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, giúp người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số.
Cùng với đó, Bộ TT&TT cũng xác định rõ 1 trong 22 nhiệm vụ quan trọng về chuyển đổi số trong năm 2022 là thiết lập Mạng lưới công nghệ số cộng đồng hỗ trợ triển khai Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đến tận cấp đơn vị, cấp cơ sở, phường, xã, tổ, đội với nòng cốt là đơn vị chuyên trách về CNTT, có sự tham gia của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và đại diện các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin tại mỗi địa phương; tham gia vào Mạng lưới công nghệ số cộng đồng toàn quốc.
Với mong muốn nhân rộng những sáng kiến, cách làm hay của địa phương, Bộ TT&TT vừa có hướng dẫn thí điểm triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương. Cơ quan này đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham khảo hướng dẫn và tìm hiểu, thí điểm triển khai sáng kiến “Tổ công nghệ số cộng đồng” tại địa phương ngay trong năm 2022.
Điều hành hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng qua nền tảng số Việt Nam
Tại hướng dẫn, Bộ TT&TT khuyến nghị Chủ tịch UBDN các tỉnh, thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện, thành phố, thị xã giao Chủ tịch UBDN các xã, phường, thị trấn ban hành Quyết định thành lập Tổ Công nghệ số cộng đồng.
Trong đó, mỗi thôn, bản, tổ dân phố có thể thành lập 1 Tổ công nghệ số cộng đồng; mỗi Tổ công nghệ số cộng đồng có thể gồm Trưởng thôn/bản, Tổ trưởng tổ dân phố và 2 nhân sự muốn thử nghiệm cái mới, có kỹ năng sử dụng nền tảng số, công nghệ số, có khả năng tuyên truyền, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số.
Tổ công nghệ số cộng đồng sẽ được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ để có thể triển khai các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn người dân. Tổ sẽ thực hiện các hoạt động theo sự hướng dẫn, điều phối chung của Sở TT&TT, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin tại địa bàn trong việc hỗ trợ triển khai nền tảng số, công nghệ số, hướng dẫn kỹ năng số đến với người dân. Đồng thời, tham gia hiệu quả vào Mạng lưới công nghệ số cộng đồng trên phạm vi toàn quốc do Bộ TT&TT điều phối chung.
Về công tác quản lý, điều hành, Tổ công nghệ số cộng đồng được quản lý dựa trên các nền tảng số Việt Nam miễn phí và thông dụng như Zalo, Mocha, Gapo. Mỗi xã, phường, thị trấn tạo một nhóm chung bao gồm lãnh đạo UBND cấp xã, các Tổ công nghệ số cộng đồng, lãnh đạo UBND cấp huyện, phòng CNTT (Sở TT&TT) và các doanh nghiệp tham gia triển khai. Sở TT&TT sẽ trực tiếp tương tác, hướng dẫn hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng và các thành viên, cùng chia sẻ cách làm hay, trường hợp điển hình.
Vân Anh
Lạng Sơn đặt mục tiêu cứ 2 hộ gia đình có 1 cửa hàng số
Ngày 20/7 tới, Lạng Sơn sẽ tổ chức lễ ra quân phát triển kinh tế số. Địa phương này đặt mục tiêu đến cuối năm nay 50% hộ gia đình trên địa bàn tỉnh có cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử.