5 sai lầm bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ngày Tết_kết quả trưc tuyến

Viêc tích trữ thực phẩm vô tội vạ không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả bảo quản mà còn vô tình làm thực phẩm bị lây nhiễm chéo,ầmbảoquảnthựcphẩmtrongtủlạnhngàyTếkết quả trưc tuyến sản sinh vi khuẩn, độc tố cho người dùng.

Chuyên gia ẩm thực Phan Anh (Esheep Kitchen) chia sẻ về những nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi các bà nội trợ bảo quản không đúng cách.

Không chú ý tới nhiệt độ

Phan Anh chia sẻ, các mẹ thường chỉ quan tâm tới cách sắp xếp và phân loại thực phẩm mà quên mất vấn đề nhiệt độ. Thực tế, đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo quản thực phẩm, đặc biệt trong những ngày “cao điểm” như Tết.

{keywords}

Phan Anh cùng con gái Mĩm cùng nhau sắp xếp tủ lạnh chuẩn bị đón Tết

Nhiều người không hề biết nhiệt độ phù hợp với tủ lạnh mà thường xuyên điều chỉnh ở mức cao tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thực phẩm. Độ lạnh lý tưởng nhất để cất trữ thực phẩm là -17 đến -18 độ C cho ngăn đông và từ 3 tới 4 độ C cho ngăn mát. Trong ngày Tết, lượng thực phẩm thường rất nhiều, các gia đình có thể điều chỉnh ngăn mát giảm đi 1 độ để cung cấp nền nhiệt phù hợp với khối lượng thức ăn.

Nhồi nhét mọi thứ vào tủ lạnh

Nhiều người có thói quen cho tất cả mọi thứ vào tủ lạnh. Tuy nhiên, lời khuyên của Phan Anh là nên chú ý và phân loại thực phẩm trước khi lưu trữ. Một số loại rau, củ, quả như cà chua, khoai tây, tỏi, dưa hấu,… hay các loại thức ăn như bánh mỳ, thịt cá chưa làm sạch,… là những thứ dễ bị biến chất khi cho vào tủ lạnh, sản sinh độc tố không tốt cho sức khoẻ người dùng.

Bên cạnh đó, không khí lạnh cần có không gian thoáng để có thể bao quanh thực phẩm, nếu chất quá đầy và không chừa khe hở dễ khiến tủ bị bí hơi, nhiệt độ lạnh không đều.

Sắp xếp không khoa học

Lưu ý hàng đầu khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là không để lẫn thức ăn sống, chín để tránh tình trạng lây nhiễm chéo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi dẫn đến thực phẩm bị mất chất dinh dưỡng và nhiễm độc. Lưu ý sử dụng các loại hộp thuỷ tinh chuyên dụng, có nắp kín không gây mùi, trong suốt để bảo quản thực phẩm.

{keywords}

“Phan Anh sử dụng dòng tủ lạnh LG có tính năng Door Cooling cung cấp khí lạnh trực tiếp từ cửa tủ. Do vậy, mình có thể yên tâm đặt trứng, sữa tại khoang cánh một cách an toàn”

Tuy nhiên, Phan Anh đặc biệt lưu ý với những dòng tủ lạnh không có hệ thống làm lạnh ở cửa tủ, các mẹ không nên đặt trứng, sữa tại khoang cánh do vị trí này thường không đủ lạnh, khiến trứng, sữa dễ bị hư, hỏng. Hãy đặt chúng tại kệ giữa trong ngăn mát, nơi có độ lạnh ổn định hơn.

Lưu trữ thực phẩm quá lâu trong tủ

Tết là dịp để các bà nội trợ chuẩn bị thực phẩm từ khá sớm và rất nhiều. Do vậy, tình trạng thực phẩm được bảo quản quá lâu trong tủ lạnh sau Tết diễn ra phổ biến và trở thành nguyên nhân gây hại lớn cho sức khoẻ người dùng.

Trên thực tế, thời gian bảo quản thực phẩm an toàn là từ 3 tới 5 ngày. “Tủ lạnh chỉ có thể kìm hãm khả năng hoạt động của vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt chúng hoàn toàn. Thực phẩm nếu lưu trữ trong tủ lạnh quá lâu sẽ không tránh khỏi tính trạng hư hỏng và biến chất” - Phan Anh khuyến cáo.

Bảo quản rau sai cách

Nhiều người có thói quen cất trữ thực phẩm vừa rửa sạch vào tủ lạnh mà không hề để khô ráo. Việc này khiến thực phẩm nhanh bị nẫu, ủng, nhất là với hoa quả, rau xanh.

{keywords}

Phan Anh chia sẻ: “Hãy lựa chọn những dòng tủ có ngăn cân bằng độ ẩm cùng thiết kế lưới mắt cáo giúp giữ lại độ ẩm dư từ thực phẩm trên mặt lưới, hạn chế tình trạng rau úng ngập hay héo úa”

Bên cạnh đó, không nên cất các loại rau đã chế biến vào tủ lạnh khi dùng không hết, vì khi xào nấu ở nhiệt độ cao có nêm muối, các vi khuẩn trong thức ăn sẽ phát triển nhanh tạo thành chất gây ung thư. Vì vậy, thường xuyên ăn rau thừa sẽ không tốt cho sức khoẻ.

Doãn Phong

Cúp C2
上一篇:Trên 250 triệu xuất bản phẩm ra mắt 6 tháng đầu năm 2019
下一篇:Nhan sắc xinh đẹp của thiếu nữ thông minh hơn Bill Gates