Bài học 'biết ơn kẻ trộm' của giáo sư Nhật_kèo pháp
- Toshihide Maskawa,àihọcbiếtơnkẻtrộmcủagiáosưNhậkèo pháp GS của Trường ĐH Nagoya (Nhật Bản) - giải thưởng Nobel năm 2008 - vừa có những chia sẻ thú vị với các sinh viên ĐHQG Hà Nội ngày 13/11, sau khi ông nhận bằng tiến sĩ danh dự của đại học này.
GS Toshihide Maskawa tại buổi nói chuyện. Ảnh: Bùi Tuấn |
Yêu với khoa học vì "ghét đường"
Điều đặc biệt của tôi là rất ghét đường. Lí do rất đơn giản, mẹ đã cho tôi ăn cơm trộn với đường suốt cả thời thơ bé. Và có lẽ, tuổi thơ tôi đã ăn đường đủ cho cả cuộc đời. Khi vào THPT, cha tôi khuyên không nên vào ĐH mà nên nối nghiệp gia đình trong việc kinh doanh, buôn bán đường.
Ít nhất là trong khoảng thời gian 4 năm THPT, tôi phải đấu tranh với cha để đến với đại học, nơi tôi có thể làm nghiên cứu khoa học chứ không phải là công việc kinh doanh. Chính vì thế mà tôi ghét đường, ghét việc kinh doanh buôn bán đường và đến với khoa học.
"Biết ơn kẻ trộm"
Một hôm, kẻ trộm đột nhập vào nhà tôi. Gia đình chúng tôi không mất nhiều đồ nhưng cảnh sát đến điều tra và thể hiện thái độ hách dịch, khiến chúng tôi rất khó chịu.
Nhưng sau khi nhìn thấy tấm bằng tiến sĩ về hạt cơ bản của tôi thì nhóm cảnh sát đã có thái độ khác hẳn. Họ tỏ ra rất kính trọng bố tôi, bởi vì nghĩ ông là chủ nhân của tấm bằng đó.
Trong suy nghĩ của người Nhật lúc bấy giờ, người ta luôn nghĩ rằng, người có bằng tiến sĩ phải của một cụ già có râu.
Và tôi thực sự thấy hài lòng, với tấm bằng tiến sĩ đó, tôi đã tạo ra sự kính trọng của người khác với cha mẹ mình. Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, đây là lần duy nhất tôi báo hiếu được cha mẹ mình.
GS Toshihide Maskawa: "Đối với nhà khoa học thì điều quan trọng nhất là sự lãng mạn và lòng khao khát". Ảnh: Bùi Tuấn |
"Tôn trọng cá tính"
Tôi không nghĩ có điều kiện vật chất và trang thiết bị hiện đại mới tạo ra những thành công trong nghiên cứu. Thời trẻ, chúng tôi đã từng thực hiện những nghiên cứu với những thiết bị thô sơ. Những thiết bị hiện đại ra đời và phát triển dựa trên ý tưởng để nghiên cứu của các nhà khoa học, phục vụ công tác nghiên cứu. Không phải cứ có một phòng thí nghiệm hiện đại là có thể xuất hiện những ý tưởng khoa học.
Tôi có một người bạn nghiên cứu về nguyên lý phá vỡ. Anh ấy đã làm thí nghiệm rất đơn giản. Anh ấy đã thả các tấm kính và xem nguyên tắc phá vỡ của chúng. Từ đó, anh ấy đưa ra những nguyên lý liên quan đến sự phá vỡ, một trong những nguyên lý quan trọng trong nghiên cứu của chúng tôi.
Tôi nghĩ rằng, cơ hội trong các lĩnh vực nghiên cứu rất đa dạng. Các bạn hãy tôn trọng cá tính, sở thích, hoài bão và cố gắng hết sức mình thì khả năng thành công rất cao.
Làm khoa học cần lãng mạn và khát khao
Tôi thường nói với các bạn sinh viên, đối với nhà khoa học thì điều quan trọng nhất là sự lãng mạn và lòng khao khát.
Anhxtanh khi quan sát về đồng hồ hay sự di chuyển của nó đã nhận định rằng, sự di chuyển hay đứng im không phải là hoàn toàn mà là tương đối. Nhiều người đã phản đối nhưng lòng khao khát, sự quyết tâm của ông đã giành chiến thắng. Tôi cho rằng, sự lãng mạn ở đây là khả năng sáng tạo, sự hình dung đã giúp cho Anhxtanh thuyết phục tất cả chúng ta, để giờ đây chúng ta đều tin vào thuyết tương đối.
Tôi nghĩ việc duy trì và phát huy tính lãng mạn, lòng khao trong nghiên cứu là bước đầu tiên để tiến gần đến thành công của khoa học. Hai điều này rất quan trọng nhưng chưa đủ, để có thành công còn cần có dũng khí và quyết tâm đeo đuổi.
Sáng 13/11, ĐHQG Hà Nội trao bằng Tiến sĩ Danh dự cho GS. Toshihide Maskawa |
Khoa học là công cụ để tồn tại và phát triển
Tôi thấy rằng, có một nguyên tắc, trong những điều kiện cụ thể với những nỗ lực tối đa và khả năng sáng tạo của con người, chúng ta có thể khám phá thiên nhiên, thấy được những hình dáng mới mẻ của tạo hóa và có thể phát kiến ra những nguyên lý mới. Mọi khoa học đều như vậy.
Khoa học ngày càng trở nên vĩ đại và phát triển ở tầm cao mới dù chúng ta có yêu quí hay không. Điều này không chỉ riêng với khoa học tự nhiên mà về khoa học nói chung. Khoa học là một công cụ không thể thiếu để chúng ta tiếp tục tồn tại và phát triển.
- NgọcVũ
GS Toshihide Maskawa(sinh năm 1940), là một trong ba nhà khoa học Nhật Bản đoạt giải Nobel Vật lý năm 2008 cho công trình “khám phá ra nguồn gốc của phá vỡ đối xứng, từ đó dự đoán sự tồn tại của các hạt quark trong tự nhiên”. Các giải thưởng tiêu biểu: Giải thưởng của Hội Vật lý châu Âu, Huân chương Văn hóa của Hoàng gia Nhật Bản, Giải Nobel Vật lý |
相关文章
NSND Thu Hà đẹp quên thời gian ở tuổi 54
Trên trang cá nhân, NSND Thu Hà chia sẻ khoảnh khắc diện váy cưới t2025-01-19Thanh Liêm tháo gỡ khó khăn cho chủ sử dụng tài khoản an sinh xã hội
Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ quyền lợi của người thụ hưởng, đồng th2025-01-19Sao Việt 6/4/2024: Việt Anh sốc nhiệt khi đi du lịch, Hồng Vân giản dị đi biển
Tin Sao Việt 6/4: MC Hoàng Linh và ông xã cùng con gái đang có chuyến du lịch tại Nhật Bản.Ca sĩ Lệ2025-01-19Nhà trọ miễn phí cho thí sinh đi thi ở Quảng Trị
Chiều nay, thí sinh ở tỉnh Quảng Trị đã đến các địa điểm thi để làm thủ tục tham2025-01-19Cháy viện nghiên cứu cũ ở ngoại ô Moscow, 8 người thiệt mạng
Theo RT, trong ngày 24/6, Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp Nga đã xác nhận về một đám cháy bùng p2025-01-19Kết luận ban đầu về vụ giảng viên Luật bị tố quấy rối nữ sinh
- Kết luận của khoa Luật, ĐHQG Hà Nội cho rằng chưa có đủ cơ sở để khẳng định việc giảng viên Nguyễ2025-01-19
最新评论