Trần Khánh Vy năm nay 15 tuổi. Em được phát hiện bệnh vào khoảng tháng 2/2019,ùlòahiếmmuộnchỉmongconcótiềnchạythậnquaTếkqbs khi đang học lớp 7. Ngày thường, cha mẹ em bận bịu gói bánh tét, bánh ú đem bán để kiếm tiền nuôi con ăn học, chẳng có nhiều thời gian để quan tâm đến những chuyện nhỏ nhặt khác.
Mãi đến khi thấy con trai thường hay nôn ói, giảm cân, vợ chồng cô Lẹ mới đưa đi khám ở bệnh viện địa phương.
“Hôm ấy vừa siêu âm xong, bác sĩ bảo vợ chồng tôi đưa gấp con lên bệnh viện lớn trên TP.HCM để khám kỹ càng. Bác nghi ngờ con mắc bệnh nặng. Hai vợ chồng tôi hớt hải đưa con đi lên Bệnh viện Nhi đồng 1. Nghe bác sĩ nói con bị suy thận giai đoạn cuối rồi, phát bệnh đã lâu mà không ai biết, cả người tôi đổ ụp. Thằng bé sáng sủa, đẹp trai như vậy, làm sao có thể mắc bệnh nặng được”, cô Lẹ nghẹn giọng.
Không ai biết Khánh Vy bắt đầu bị suy thận từ khi nào. Đến lúc được phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn cuối. |
Hơn 40 tuổi mới sinh được Khánh Vy, những tưởng có đứa con trông cậy lúc về già, cô Lẹ chẳng ngờ con trai mình lại bạc phận như vậy.
Đợt đó, Vy phải nằm viện 3 tháng mới được về nhà. Từ đó đến nay, cứ 2 ngày/tuần, rồi 3 ngày/tuần, em lại đến bệnh viện để chạy thận. Hôm chúng tôi gặp đúng lúc Khánh Vy ở viện. Mũi kim to đâm vào cánh tay gầy gò. Dòng máu nóng được rút ra từ cơ thể, qua máy lọc máu rồi lại truyền vào liên hồi. Trong trạng thái mệt mỏi, cậu bé chẳng thiết tha trò chuyện.
Cô Lẹ cho biết, lúc mới biết bệnh, Khánh Vy khóc rất nhiều. Em xin mẹ cho về nhà để mua thuốc uống, dù đắng đến đâu em cũng sẽ cố gắng uống để trị bệnh. Cậu bé không muốn ở bệnh viện. Cái không khí đặc trưng nơi đây khiến em cảm thấy ngột ngạt, khó thở. Thế nhưng đến nay, nơi này đã trở thành chốn quen thuộc của em.
Khánh Vy từng khóc rất nhiều khi biết mình mắc bệnh. |
“Có lần đang trên đường về quê, bé lên cơn co giật. Tôi sợ hãi gọi cho bác sĩ, sau đó phải ghé vào bệnh viện gần nhất để sơ cứu, đến khi hồi phục mới quay lại bệnh viện cũ nằm điều trị. Từ đó, mỗi lần về nhà là cả 2 mẹ con đều lo sợ”, cô Lẹ đờ đẫn nói.
Khó khăn càng thêm chồng chất khi gần 1 năm trước, cha của Khánh Vy bỗng bị mọng mắt dần dẫn đến mù lòa. Đi khám, bác sĩ nói không thể mổ vì ảnh hưởng đến dây thần kinh. Thành ra, trong nhà chẳng còn ai đi làm để lo kinh tế.
“Trước đây, vợ chồng tôi gói bánh tét, bánh ú để bỏ mối cho người ta. Tính ra mỗi ngày cũng thu được hơn 200 nghìn đồng. Từ ngày nó bệnh, tôi phải theo con đi viện, một mình chồng ở nhà, tuổi cũng đã lớn (65 tuổi), về sau còn “đui” đôi mắt, có làm được gì nữa đâu.
Tiền dành dụm mấy chục triệu đồng chỉ nằm viện đợt đầu tiên đã hết sạch. Cô bác thương xót gom cho con vài triệu nhưng cũng chẳng thấm vào đâu cả”, cô Lẹ chua xót.
Cuối tuần, cô vẫn thường tranh thủ về nhà 2 ngày để gói bánh bán, mong kiếm được chút ít bù vào chi phí. Cô nhẩm tính, mỗi tháng, tiền chữa bệnh, tiền phòng trọ, tiền đi lại và ăn uống của cả nhà cũng phải hết khoảng 8-9 triệu đồng. Nhưng thu nhập chỉ được khoảng 2 triệu đồng. Cuộc sống hết sức chật vật.
Cô Nguyễn Thị Lẹ không biết sẽ nỗ lực được đến bao giờ để cứu chữa cho con. Trong nhà đã chẳng còn vật dụng gì đáng giá để bán. |
Gia đình cô đang sống trong căn nhà tình thương do địa phương hỗ trợ xây dựng, không có ruộng vườn. Vốn sống bằng nghề gói bánh, đến nay cũng chẳng thể làm thường xuyên. Anh em họ hàng đã giúp đỡ tận tình, nhưng ai cũng nghèo khó, chẳng thể cho vay mượn thêm được nữa.
Ngồi chờ lấy thuốc cho con, cô Lẹ xót xa: “Tôi chỉ ước sao thằng bé có đủ tiền chữa bệnh đến qua Tết, chứ hiện tại tôi chẳng xoay sở nổi nữa cô ạ. Chồng tôi thương con nên không dám đi khám ở bệnh viện lớn, cứ phải chịu cảnh mù lòa, hàng xóm cho gì ăn nấy suốt gần 1 năm nay”.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: