Cuộc đời phiêu lưu của "Người rắn Ấn Độ": Từ thợ săn đến nhà bảo tồn vĩ đại_câu lạc bộ bóng đá watford

时间:2025-01-24 02:45:14来源:Fabet作者:Cúp C1

Romulus Whitaker,ộcđờiphiêulưucủaquotNgườirắnẤnĐộquotTừthợsănđếnnhàbảotồnvĩđạcâu lạc bộ bóng đá watford 80 tuổi, được biết đến là "Người rắn của Ấn Độ", đã dành hơn 60 năm cống hiến cho công tác nghiên cứu và bảo tồn các loài rắn.

Ông đã viết một số cuốn sách về rắn, tiên phong trong chương trình nọc độc cứu người và thành lập các trạm nghiên cứu động vật hoang dã trên khắp cả nước.

Các nghiên cứu thực địa của Whitaker về rắn và cá sấu đã nâng cao những nỗ lực bảo tồn, nhằm cứu các khu rừng nhiệt đới của Ấn Độ.

Mục tiêu trọng tâm hiện nay của ông là giáo dục người dân Ấn Độ về cách tự bảo vệ mình khỏi rắn - một phần của chiến dịch quốc gia nhằm giảm tỷ lệ tử vong do rắn cắn.

CNNđã có buổi trò chuyện với Whitaker tại nhà riêng của ông ở Mysore (Tây Nam Ấn Độ) xung quanh buổi ra mắt tập hồi ký đầu tiên của ông - Snakes, Drugs, Rock 'n' Roll: My Early Years(Tạm dịch: Rắn, Thuốc, Rock 'n' Roll: Những năm đầu đời của tôi).

Cuộc đời phiêu lưu của Người rắn Ấn Độ: Từ thợ săn đến nhà bảo tồn vĩ đại - 1

Tập hồi ký đầu tiên của Romulus Whitaker (Ảnh: Amazon).

Trong cuốn hồi ký 3 phần, ông muốn kể với mọi người điều gì?

- Mọi người sẽ nhớ đến tôi, dù muốn hay không, như một "kẻ cuồng rắn". Tôi muốn kể về hành trình và chuyến phiêu lưu tiếp cận với loài rắn hổ mang.

Từ việc nuôi một con trăn cưng dưới gầm giường tại trường nội trú ở Kodai, đến việc nhận ra rằng tất cả những gì tôi muốn là làm việc với rắn, những sự cố hài hước nhưng rùng rợn cũng là điều đáng mong đợi.

Kể từ khi tôi có thể ghi nhớ, rắn đã là trọng tâm của sự say mê và tình yêu của tôi. Tôi thật may mắn khi lớn lên ở vùng nông thôn phía Bắc New York, nơi có rất nhiều loài rắn vô hại.

Bằng cách tiết lộ đôi bàn tay đẫm máu và tình yêu ban đầu của tôi, độc giả có thể thấy con người thật của tôi với tất cả khuyết điểm. 

Lần đầu tiên ông quan tâm đến rắn là khi nào?

- Khi còn là một đứa trẻ sống ở phía Bắc tiểu bang New York, tôi thường lật từng tảng đá, tìm thấy côn trùng và nhiều thứ khác. Cho đến một ngày, tôi phát hiện một con rắn - đó giống như "tình yêu sét đánh" vậy. Mọi chuyện thực sự bắt đầu từ đó.

Lần đầu tôi mang một con rắn về nhà, mẹ tôi đã thốt lên: "Ôi, nó đẹp quá". Có người mẹ nào ở thời nay dám làm điều đó? Hiếm lắm. Tôi biết ơn mẹ mình rất nhiều. 

Sau đó, khi mẹ tôi kết hôn với Rama Chattopadhyay - một nhà sản xuất phim người Ấn, chúng tôi chuyển đến Ấn Độ sinh sống. Đó là bước ngoặt mở ra thế giới cho tôi.

Bạn có thể tưởng tượng một đứa trẻ 8 tuổi đến Bombay (thủ phủ của bang Maharashtra, nơi đông dân nhất Ấn Độ) và có thể đi vào rừng rậm Ấn Độ không? Đây là những giấc mơ của tôi khi còn nhỏ và giờ đã trở thành hiện thực.

Cuộc đời phiêu lưu của Người rắn Ấn Độ: Từ thợ săn đến nhà bảo tồn vĩ đại - 2

Cậu bé Romulus Whitaker cầm trên tay con rắn đầu tiên, năm 1947, tại Hoosick (New York) (Ảnh: Doris Norden).

Hành trình trở thành một nhà nghiên cứu bò sát của ông diễn ra thế nào? 

- Tôi tập trung nghiên cứu loài rắn và cá sấu, song cũng hứng thú với những loài khác nữa như thằn lằn, động vật lưỡng cư, ếch và cóc. 

Tôi đã quan tâm đến bò sát từ rất lâu, kể từ khi tôi mới 4 tuổi và nhặt được con rắn đầu tiên của mình.

Năm 1960, tôi quay lại Mỹ tiếp tục việc học, nhưng sau đó bỏ ngang. Tôi tìm được một công việc tại phòng thí nghiệm Miami Serpentarium, làm việc cho huyền thoại "người rắn" Bill Haast - người chuyên xử lý rắn hổ mang chúa để trích xuất nọc độc của chúng. 

Nhưng tôi luôn khao khát được quay trở lại Ấn Độ và đến Western Ghats - nơi tôi biết rắn hổ mang chúa vẫn còn sống và bắt đầu nghiên cứu chúng.

Năm 1969, tôi thành lập công viên rắn đầu tiên của Ấn Độ mang tên công viên rắn Madras. Tôi đã tìm hiểu thêm về hành vi và lối sống của rắn hổ mang chúa.

Cuộc đời phiêu lưu của Người rắn Ấn Độ: Từ thợ săn đến nhà bảo tồn vĩ đại - 3

Romulus Whitaker (bên trái) và huyền thoại "người rắn" Bill Haast (Ảnh: Heyward Clamp).

Ông đã bao giờ sợ rắn chưa?

- Tôi từng thấy một con rắn đuôi đen biến mất vào bụi rậm, tôi lao vào nó theo kiểu bóng bầu dục rồi túm lấy đuôi. Đó là một con rắn hổ mang chúa, con đầu tiên tôi từng tìm thấy. Thật đáng sợ.

Được rồi, tôi phải thừa nhận đôi khi tôi cũng sợ rắn. 

Lần đầu tiên ông tham gia vào bộ tộc Irula bản địa giúp tạo ra thuốc giải độc để điều trị cho những người bị rắn cắn như thế nào?

- Người Irula là một bộ tộc thổ dân ở Nam Ấn Độ. Chuyên môn của họ là tìm và bắt rắn để lấy da. Nhưng họ đã hết cách kiếm sống vì ngành công nghiệp da rắn đã bị cấm vào năm 1972.

Vì vậy, chúng tôi đã nảy ra ý tưởng thành lập một hợp tác xã nọc độc có tên là Hợp tác xã bắt rắn Irula, trong đó họ sẽ bắt rắn từ tự nhiên, chiết xuất nọc độc, rồi thả rắn trở lại tự nhiên. Nọc độc sau đó được sử dụng để làm thuốc giải độc nhằm cứu sống hàng triệu sinh mạng.

Bộ tộc Irula là một trong những dân tộc bản địa lâu đời nhất Ấn Độ. Họ nổi danh vì những kiến thức về rắn cũng như kỹ năng bắt loài vật này.

相关内容
推荐内容