Có một câu nói nổi tiếng rằng "Sản phẩm tốt có hại cho nền kinh tế". Câu nói này dường như phản ánh đúng với những gì đang xảy ra xung quanh chúng ta,ỳlạbóngđènphátsángnămvẫnkhônghỏlịch ả rập khi giờ đây phần lớn các vật dụng không được tạo ra để tồn tại lâu dài. Khi nói về vấn đề này, không có thí dụ nào tốt hơn Centennial Light - chiếc bóng đèn có tuổi thọ cao nhất thế giới. Được biết, bóng đèn Centennial Light được làm dưới dạng sợi đốt, nhưng chưa bao giờ tắt và đã thắp sáng từ năm 1901 tới nay, tức có tuổi thọ lâu hơn hàng triệu giờ so với bất kỳ bóng đèn nào ngày nay. Nguồn gốc của chiếc bóng đèn "vĩnh cửu" Centennial Light là bóng đèn dây tóc do kỹ sư người Pháp Adolphe Chaillet thiết kế, sản xuất bởi công ty Shelby Electric tại Ohio (Mỹ) vào cuối thập niên 1890. Năm 1901, Công ty Điện và Ánh sáng Livermore đã tặng bóng đèn cho Sở Cứu hỏa Livermore. Đến nay, Centennial Light đã phát sáng trong hơn một thế kỷ, trừ những lần bị tắt do mất điện hoặc chuyển đi nơi khác. Xuyên suốt lịch sử, bóng đèn Centennial Light đã được treo tại ít nhất 4 vị trí. Ban đầu, sở cứu hỏa đặt nó trong một căn nhà chứa vòi chữa cháy, sau đó chuyển đến một nhà xe do sở cảnh sát và cứu hỏa dùng chung tại trung tâm Livermore. Tiếp theo, bóng đèn được mang đến tòa thị chính mới xây của thành phố. Năm 1937, Centennial Light lần đầu tiên bị tắt trong một tuần để cải tạo trạm cứu hỏa. Đến năm 1976, sở cứu hỏa dời Centennial Light đến trạm số 6, phải tạm ngắt điện để bảo đảm an toàn. Bóng đèn được di chuyển bằng xe cứu hỏa, đặt trong chiếc hộp được thiết kế đặc biệt. Một thợ điện đã có mặt để lắp bóng đèn vào máy phát điện tại trạm cứu hỏa mới. Thời gian bóng đèn bị tắt do di chuyển là 22 phút. Từ khi đến trạm cứu hỏa mới, Centennial Light tiếp tục hoạt động cho đến nay. Năm 2001, nhiều quan chức Mỹ (gồm Tổng thống George W. Bush) đã gửi thư chúc mừng sinh nhật lần thứ 100 của bóng đèn. Lý giải nào cho sự "bền bỉ" khác thường? Nhiều người cho rằng bóng đèn Centennial Light "thắp sáng vĩnh cửu" được dựa trên một kỹ thuật bí mật, hay yếu tố tâm linh nào đó. Tuy nhiên trên thực tế, bóng đèn này chỉ có cấu tạo hoàn toàn đơn giản gồm một sợi đốt carbon và vỏ kính được thổi bằng tay. Câu hỏi đặt ra là nếu các nhà sản xuất bóng đèn có thể tạo ra bóng đèn có tuổi thọ cao như vậy, tại sao họ lại chọn chế tạo bóng đèn chỉ tồn tại trong vài chục nghìn giờ? "Tham lam, lợi nhuận và tăng doanh số bán hàng" có thể chính là câu trả lời. Thực tế cũng có nhiều câu chuyện chứng minh rằng bóng đèn ngày nay được chế tạo để có tuổi thọ ngắn hơn, chứ hoàn toàn không phải do một lý do khách quan nào khác. Theo một bài báo được công bố trên tạp chí Khoa học Thế giới, các bóng đèn thời nay thường "được thiết kế để hỏng" sau 10.000 giờ. Đây không phải là giới hạn của nghiên cứu, khoa học, mà là một cách để thúc đẩy nền kinh tế. Ý tưởng trên lần đầu tiên được một nhóm các nhà sản xuất bóng đèn có tên là "Phoebus cartel" đưa ra, có tên tạm gọi là "sự lỗi thời có kế hoạch". Đây là một cách để đảm bảo rằng người tiêu dùng phải tiếp tục mua nhiều sản phẩm từ họ hơn. Dẫu vậy, việc bóng đèn Centennial Light có thể thắp sáng tới nay cũng một phần nhờ công sức chăm sóc của đội ngũ nhân viên ở Sở Cứu hỏa Livermore. Ban đầu, Centennial Light có thể phát sáng với công suất 30 W (hoặc 60 W). Thế nhưng giờ đây, bóng đèn này chỉ có thể phát ánh sáng như đèn ngủ, công suất 4 W nhằm giảm tỷ lệ hỏng hóc, và tăng tuổi thọ. Đối với những người ở thành phố Livermore nói chung và những người lính cứu hỏa nói riêng, Centennial Light không chỉ là một bóng đèn thông thường, mà còn được xem là một biểu tượng của ánh sáng, là bùa may mắn, tượng trưng cho niềm hy vọng, ước mơ của không thể bị dập tắt. Năm 1972, sách kỷ lục Guiness ghi nhận Centennial Light là "bóng đèn bền nhất", vượt qua một bóng đèn tại Fort Worth, Texas. Centennial Light được ghi nhận kỷ lục trong 16 năm tiếp theo. Giai đoạn 1988-2006, bóng đèn này không được liệt kê trong danh sách, trước khi trở lại vào năm 2007. Theo Dân Trí 15 bảo tàng trưng bày những thứ kỳ dị nhưng thu hút rất nhiều khách du lịch khắp thế giới.15 bảo tàng kỳ lạ nhất thế giới