Tại buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 3/12,ìsaoĐồngNaiđềxuấtxâyhầmvượtsôngthaycầuCátLáđiểm xếp hạng người chơi girona gặp real madrid ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, đề xuất xây hầm vượt sông Đồng Nai kết nối TP Thủ Đức (TPHCM) và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) thay cho phương án làm cầu Cát Lái như kế hoạch trước đây.
Giải thích về đề xuất này, ông Võ Tấn Đức cho biết, vị trí dự kiến làm cầu Cát Lái gần các cụm cảng Cát Lái, Đồng Nai, Bình Dương nên cầu Cát Lái cần xây dựng tĩnh không cầu cao, đảm bảo lưu thông của các tàu hàng lớn ra vào các cảng. Khi thiết kế tĩnh không cao, cầu Cát Lái cần đường dẫn cầu dài, từ đó diện tích thu hồi, giải phóng mặt bằng cả 2 phía TPHCM và Đồng Nai khá lớn, tăng kinh phí đầu tư lên cao. Ngoài ra, phương án làm hầm vượt sông sẽ đảm bảo tính mỹ quan hai bờ sông Đồng Nai, không ảnh hưởng hoạt động cảng Cát Lái.
Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc với Công ty CP Fecon và đối tác Công ty Shanghai Tunnel Engineering Co.STEC đưa ra hai phương án xây hầm Cát Lái vượt sông Đồng Nai. Trong đó phương án một xây hầm dài hơn 2,3km, với 8 làn đường (4 làn đường mỗi hầm), vận tốc thiết kế 80 km/h. Với phương án hai, đơn vị đề xuất quy mô 6 làn đường với 3 làn đường mỗi hầm; chiều dài tuyến hơn 1,7km.
Đại diện Công ty CP Fecon cho biết, phương án đầu tiên phần hầm kín, hầm hở và 2 hố shaft (giếng phục vụ thi công ngầm) được bố trí tại các vị trí đất trống, giảm thiểu diện tích giải phóng mặt bằng và không ảnh hưởng lưu thông các tuyến đường hiện hữu. Tương tự, với phương án hai, phần hầm kín, hầm hở và 2 hố shaft được bố trí tại các vị trí trên mặt đường hiện hữu (đường Lý Thái Tổ và đường Nguyễn Thị Định) nên không cần giải phóng mặt bằng trong lúc thi công hầm. Tuy nhiên, có ảnh hưởng giao thông ở 2 tuyến đường trên.
Theo đại diện Công ty CP Fecon, đây chỉ là những phương án gợi mở do thời gian nghiên cứu ngắn và chưa có số liệu đầy đủ, chi tiết về địa chất, các quy hoạch liên quan. Qua nghiên cứu, phương án rẻ nhất và nhanh nhất để thi công hầm thay cho xây dựng cầu Cát Lái có chi phí 9.000-10.000 tỷ đồng, thời gian thi công dưới 2 năm.
Sau khi nghe đề xuất của UBND tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng ý làm hầm vượt sông Đồng Nai thay cầu Cát Lái để đồng bộ, kết nối giao thông giữa TPHCM và sân bay Long Thành.
Hầm vượt sông Cát Lái hoàn thành sẽ giúp TPHCM và Đồng Nai có thêm tuyến giao thông kết nối thuận lợi. Đặc biệt khi sân bay Long Thành hoạt động, tuyến đường này sẽ gánh một lượng xe từ TPHCM đến sân bay Long Thành và ngược lại, giúp tăng tính đồng bộ, hiệu quả của sân bay Long Thành.