当前位置:首页 >World Cup >Lấy phiếu tín nhiệm là "thước đo" hiệu quả công việc_đội hình leverkusen gặp bayern

Lấy phiếu tín nhiệm là "thước đo" hiệu quả công việc_đội hình leverkusen gặp bayern

2025-01-25 03:30:32 [Nhà cái uy tín] 来源:Fabet

 

(Ảnh minh họa: Doãn Tấn/TTXVN)

Trong hai ngày 24-25/10,ấyphiếutínnhiệmlàthướcđohiệuquảcôngviệđội hình leverkusen gặp bayern Quốc hội thực hiện quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc đánh giá cán bộ.

Chia sẻ quan điểm bên lề Kỳ họp, các đại biểu Quốc hội đánh giá, đây là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của Kỳ họp này, là "thước đo" hiệu quả hoạt động của những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Cơ sở quan trọng để đánh giá năng lực lãnh đạo

Theo các đại biểu Quốc hội, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ giúp những người được lấy phiếu thấy được mức độ tín nhiệm của mình để có phương hướng khắc phục khuyết điểm, thiếu sót, từ đó tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, phát huy tối đa năng lực và nhiệt huyết để cống hiến, nâng cao hiệu quả công việc.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm cũng là cơ sở quan trọng để cấp có thẩm quyền đánh giá cán bộ, thực hiện quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ một cách hiệu quả, đúng người, đúng việc; khuyến khích những người tín nhiệm thấp tự nguyện từ chức; kịp thời đưa ra khỏi vị trí lãnh đạo những người không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ mà không phải chờ đến hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng) cho hay, qua hai lần lấy phiếu vào năm 2013 và 2014 cho thấy, việc lấy phiếu tín nhiệm phát huy tác dụng tốt, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động người lấy phiếu. Thực tế có những người ở kỳ trước phiếu tín nhiệm thấp thì kỳ sau đã cao hơn hẳn.

Bên cạnh đó, có sự chuyển biến rất rõ nét ở các ngành, các lĩnh vực đó. Tức là sau mỗi kỳ lấy phiếu tín nhiệm, họ đã soi lại mình, phát huy các kết quả đạt được, khắc phục các hạn chế, tồn tại và có biện pháp tổ chức thực hiện năng động, sáng tạo hơn để thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc này có ý nghĩa, tác dụng thực sự chứ không phải hình thức như nhiều người vẫn nói.

Theo đại biểu Dương Trung Quốc (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai), điểm mới của lần này là các đại biểu nhận được hồ sơ của các chức danh sớm để có thời gian nghiên cứu.

Như vậy, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ đem lại hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, người được lấy phiếu phải báo cáo về việc tự đánh giá, kiểm điểm về việc có hay không biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa trong nội bộ theo nghị quyết Trung ương 4, khóa XII; tự đánh giá, kiểm điểm về việc thực hiện việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mình...

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre) cho rằng, lấy phiếu tín nhiệm là hoạt động quan trọng, có giá trị đặc biệt để kiểm soát quyền lực các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Việc lấy phiếu tín nhiệm vào thời điểm này rất cần thiết vì Quốc hội đang đánh giá hoạt động giữa nhiệm kỳ, do đó, kết quả sẽ giúp người được đánh giá cố gắng hơn nữa, nếu không đủ tín nhiệm có thể thay đổi.

Lấy hiệu quả của việc phục vụ nhân dân làm "thước đo" hiệu quả

Đại biểu Đỗ Văn Sinh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị) cho rằng, khi đánh giá tín nhiệm, điều quan trọng nhất là các đại biểu Quốc hội phải lấy thước đo phục vụ nhân dân là cơ sở quan trọng để “đong đếm” uy tín và năng lực của các lãnh đạo ngành.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh cho biết, cách hai tuần trước khi khai mạc kỳ họp, các đại biểu Quốc hội đã nhận được báo cáo về hoạt động của các chức danh sẽ được lấy phiếu kỳ này nên có thời gian nghiên cứu kỹ.

Tuy nhiên, theo đại biểu, diện chức danh được lấy phiếu rất rộng (48 người), vì vậy để nắm được thông tin sâu về tất cả các chức danh là việc không dễ, đòi hỏi trách nhiệm rất cao của các đại biểu Quốc hội.

"Mỗi đại biểu phải nâng cao hơn nữa nhận thức, nắm bắt được toàn bộ hoạt động trong mọi lĩnh vực của đất nước, trong đó có lĩnh vực của các vị được lấy phiếu tín nhiệm thì kết quả mới chính xác và khách quan," đại biểu nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, đại biểu tỉnh Quảng Trị cũng cho rằng, thông tin từ kiến nghị của cử tri là một trong những kênh rất quan trọng; giải quyết được những bức xúc của cử tri một cách nhanh chóng thì đó là công cụ để đánh giá tín nhiệm.

Đối với nhóm các chức danh lãnh đạo thuộc Chính phủ, theo đại biểu, cần nhìn vào kết quả cuối cùng của lĩnh vực mà Bộ trưởng, trưởng ngành phụ trách xem có tiến bộ không hay thụt lùi so với trước.

Kết quả cuối cùng sẽ thể hiện một cách tổng quát, từ xây dựng thể chế tới tổ chức điều hành.

"Tổ chức điều hành có thể là trên tầm vĩ mô, cũng có những việc rất cụ thể, ở tầm vi mô. Nhưng chốt lại, kết quả cuối cùng sẽ là thước đo hiệu quả hoạt động của vị Bộ trưởng đó," đại biểu Đỗ Văn Sinh nêu ý kiến.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh khẳng định, việc bỏ phiếu tín nhiệm là hoàn toàn khách quan, không có chuyện những người được bỏ phiếu tổ chức lobby (vận động hành lang bằng việc mời mọc giao lưu, liên hoan tiệc tùng).

Theo đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa), để đánh giá sát thực và khách quan, cần căn cứ vào thực tiễn quá trình điều hành công việc, thể hiện năng lực hoạt động điều hành cũng như việc trả lời chất vấn trước Quốc hội, trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội…

Theo đại biểu Bùi Sỹ Lợi, các đại biểu Quốc hội đánh giá mức độ tín nhiệm đối với 48 chức danh không chỉ căn cứ vào hiệu quả giải quyết của ngành, mà còn dựa trên lập trường chính trị, quan điểm, năng lực điều hành, tinh thần trách nhiệm tại Bộ, ngành, lĩnh vực đó.

“Khi phát hiện ra trong ngành có dư luận không hay về việc này việc khác dư luận khác, cần xem Tư lệnh ngành đó đã xử lý ra sao chứ không phải đổ lên đầu các Bộ trưởng. Quan trọng là tinh thần trách nhiệm, quyết tâm chính trị của Bộ trưởng để tháo gỡ vướng mắc đó khi có ý kiến của cử tri. Các đại biểu sẽ nhìn nhận một cách tổng quát để bỏ phiếu tín nhiệm," đại biểu Bùi Sỹ Lợi nêu rõ.

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng) cho rằng, nhiều vị Bộ trưởng rất năng động, quyết tâm, nhưng khi thực hiện xử lý công việc phải dựa trên pháp luật, trong khi hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật của chúng ta còn có nhiều bất cập, vướng mắc nên hiệu quả đem lại chưa cao.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cần xem việc nào liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của các bộ trưởng, chứ không phải nghe thông tin gì đó không hay cũng đổ lỗi cho Bộ trưởng.

Vì vậy, các đại biểu Quốc hội cần phải căn cứ vào Luật Tổ chức Chính phủ để thấy Bộ trưởng có nhiệm vụ quyền hạn gì và làm căn cứ đánh giá.

"Những Bộ trưởng tái cử tôi sẽ có những đòi hỏi cao hơn so với người mới làm khi xem xét bỏ phiếu tín nhiệm, tuy nhiên đều phải căn cứ vào hoạt động, điều hành thực tế của lãnh đạo đó," đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nhấn mạnh. /. 

TheoTTXVN

(责任编辑:Cúp C1)

    推荐文章
    热点阅读