Một xóm trọ ở khu vực phường Phúc Xá,ómnghèoHàNộiPhủchănlênmáinhàlàmướtgiườngđểtránhnótỷ lệ kèo world cup keo88 quận Ba Đình. |
Tại khu vực phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội, có một xóm trọ với hàng trăm người dân làm nghề kéo xe, nhặt ve chai, bốc vác, bán hàng rong...
Nắng nóng gay gắt khiến cuộc sống của họ vốn khó khăn nay lại càng khắc nghiệt hơn.
Một bà cụ đi dạo giữa trưa vì không chịu được cái nóng trong phòng trọ. |
Trời nóng, phòng trọ chật chội, đồ đạc ngổn ngang nên anh Nguyễn Anh quyết định mang chiếc giường gấp ra một gốc cây để nằm, ngồi.
Người đàn ông ngồi dưới gốc cây để tránh cái nóng trong căn phòng chật chội. |
“Nằm ở đây, thỉnh thoảng mùi ở bãi rác bên cạnh bốc lên hôi thối lắm, nhưng như thế vẫn còn hơn là ở trong phòng. Vào trong phòng bây giờ nóng bức, cảm giác không chịu được”, anh Anh nói.
Để chỗ ngủ của mình được mát mẻ hơn, cứ chốc chốc, anh Anh lại đứng dậy, lấy nước làm ướt sũng người mình và chiếc giường. Theo anh, cách làm này khiến anh thấy mát ngay, nhưng cũng chỉ được một lúc, vì sau đó, cái nắng nóng gay gắt sẽ khiến nước bốc hơi nhanh.
Người đàn ông làm chiếc giường ướt sũng để khi nằm có cảm giác mát mẻ hơn. |
Trong căn phòng rộng chừng 20m2, mái lợp bằng fibro xi măng, bà Nguyễn Thị Lĩnh (57 tuổi) và 3 cháu nhỏ lại có một cách làm mát khác.
Bà Lĩnh cho biết, để giảm bớt nhiệt từ mái nhà, bà đi xin những tấm chăn bông rồi phủ lên. Cùng với đó, 3 bà cháu dọn gọn đồ đạc và liên tục lau nhà để không gian nhà được rộng rãi, cảm giác mát mẻ hơn.
Phòng trọ lợp bằng fibro xi măng, tường chắp vá bởi những tấm tôn, bạt ... |
Tuy nhiên, những ngày vừa qua, vì nhiệt độ ngoài trời quá cao, nên những cách làm mát cho căn nhà mà bà vẫn làm dường như không có hiệu quả.
"Sau bữa cơm trưa, các cháu đi học, tôi phải ra ngoài lang thang. Lúc thì ngồi gốc cây, khi ra ngồi quán nước chè để thấy dễ chịu hơn", bà Lĩnh bộc bạch.
Phòng trọ của bà Lĩnh và 3 cháu nhỏ. |
Căn phòng của anh Chiến (SN 1986, Ba Vì, Hà Nội) nằm cuối cùng trong khu trọ. Phòng nhỏ chưa đến 20m2 nên vợ chồng anh được thuê với giá 1,2 triệu đồng/tháng, rẻ hơn so với các phòng xung quanh (1,5 triệu đồng/tháng).
Anh chia sẻ: “Phòng trọ của vợ chồng tôi nằm dưới ngay một cây lớn (cây ngô đồng). Được tán cây phủ, che bớt nắng nóng nên giờ này - 12 giờ trưa, tôi vẫn có thể ngồi được trong phòng. Những phòng bên cạnh, nóng quá, người ta toàn phải ra bóng cây chờ cho qua cái oi bức”.
Khu trọ nằm ngay gần gầm cầu Long Biên. |
Trong căn phòng phủ đầy đồ đạc, anh Chiến phải bật một lúc 2 cái quạt nhưng không giảm nổi nhiệt độ trong nhà.
“Giá điện cao (5000 đồng/số) nên 2 vợ chồng chỉ dám dùng một quạt. Cái quạt điều hòa này - tôi vừa mua với giá 1,5 triệu đồng để chiều nay mang về quê cho các con. Mình ở thuê nên phải chịu khó, chịu khổ. Nếu dùng quá nhiều thiết bị điện thì tiền làm thuê của hai vợ chồng chỉ vừa đủ trả tiền điện”, anh nói.
Anh Chiến (SN 1986) ngồi trong phòng trọ của mình. |
Vợ chồng anh Chiến ở đây đã được 3 năm. Bình thường, ban ngày, 2 vợ chồng đều đi bán hoa quả rong nên họ tránh được cái nóng ở dãy trọ. Vào buổi tối, họ mới về nhà ăn bữa cơm chung.
Hôm nay, hoa quả đắt, anh không lấy được hàng để đi bán nên mới ở nhà. “Sờ vào tường, bàn tay đã nóng ran lên thì đủ biết là nhiệt độ kinh khủng như thế nào”, anh chia sẻ thêm.
Căn phòng của 4 người phụ nữ làm nghề bán hoa quả ở chợ Long Biên. |
Căn phòng chừng 15m2 của Phạm Thị Thơm (47 tuổi) và 3 người phụ nữ làm nghề bán hoa quả cũng may mắn nằm dưới một tán cây mít.
“Buổi sáng, mình ngồi trong phòng thì chưa cảm nhận được cái nóng khủng khiếp. Tuy nhiên, từ khoảng 1h chiều đến 5h chiều, căn phòng sẽ hầm hập nóng. Người ngồi trong phòng, mồ hôi túa ra, có lúc ướt sũng quần áo. Mình phải lau giường liên tục bằng khăn ướt thì mới có thể ngả lưng”, chị Thơm nói.
Trong những ngày nắng nóng, căn phòng nằm dưới tán cây mít của chị Thơm trở thành niềm ao ước của nhiều người. |
Cũng vì nắng nóng nên chị Thơm cho biết, cả tuần nay, chị ít khi ở nhà buổi chiều. 4 chị em cùng thuê trọ cũng chỉ dám nấu bữa tối ở nhà để giảm bớt nhiệt độ trong phòng.
Có khoảng 1.900 phụ nữ Hàn Quốc đang nuôi dạy con một mình ở Montreal, Canada, trong khi chồng họ vẫn ở quê nhà, hỗ trợ họ về mặt tài chính.
(责任编辑:Thể thao)