游客发表
发帖时间:2025-01-26 11:26:35
Dưới đây là bản lược dịch bài viết của Sara Harrington - Phó Chủ tịch về SHTT,ếnlượcbằngsángchếgiúpLinkedInthànhgãkhổnglồso keo sản phẩm, quyền riêng tư, Pierre Keeley - Giám đốc về bằng sáng chế cùng 2 luật sư Kent Richardson và Erik Oliver của LinkedIn.
To xác vẫn bị đè
Năm 2012, tốc độ phát triển của LinkedIn lên tới 86%, doanh thu gần 1 tỷ USD; nhưng vì chỉ sở hữu 22 bằng sáng chế nên nó thường xuyên là mục tiêu béo bở của nhiều công ty nắm giữ bằng sáng chế có liên quan. Mối nguy chủ yếu đến từ những người/công ty chuyên đi kiện tụng, sở hữu số bằng sáng chế khủng.
“Mục đích của họ là nhận được phí bản quyền từ LinkedIn vì sử dụng công nghệ đã đăng ký bảo hộ của họ, hoặc để lấy được quyền sử dụng bằng sáng chế cho những công nghệ được đăng ký trong hiện tại hoặc tương lai của LinkedIn và ngăn LinkedIn đưa ra các sản phẩm/dịch vụ sử dụng công nghệ của họ (buộc LinkedIn phải hợp tác, trì hoãn ngày ra mắt sản phẩm, thiết kế lại sản phẩm, đền bù thiệt hại mà theo họ là LinkedIn đã tạo ra do sử dụng trái phép công nghệ của họ)”- luật sư của LinkedIn cho biết.
Năm 2015, LinkedIn và vài công ty công nghệ khác như Snapchat, Instagram, Twitter... bị Fo2go - một công ty không hoạt động có trụ sở tại Delaware, Mỹ - kiện vì vi phạm quyền SHTT liên quan đến công nghệ xử lý ảnh kỹ thuật số, yêu cầu đền bù.
Những vụ kiện như vậy không chỉ gây phiền toái về tiền bạc, công sức mà còn làm các công ty khởi nghiệp như LinkedIn không còn nhiều thời gian để tập trung phát triển sản phẩm, tiếp tục đà tăng trưởng.
Trụ sở chính của LinkedIn tại Sunnyvale, California, Mỹ. Ảnh: Youth Incorporated Magazine
Thường để đáp trả những cáo buộc này, các startup dùng chiêu tấn công để tự vệ - kiện lại công ty nọ vi phạm bằng sáng chế của mình. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể thực hiện khi startup có kho bằng sáng chế đủ lớn. Đây chính là điểm yếu của LinkedIn tại thời điểm năm 2012.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接