Việc bảo vệ sự riêng tư của mọi người khi kết nối thiết bị của họ với Internet chưa bao giờ khó khăn và đầy thách thức như hiện nay. Các chính phủ và hacker ác tâm có thể theo dõi các cuộc liên lạc riêng tư nhất,ếtlộchiêuthứcbảomậttốiưutrênmạkết quả giao hữu hôm nay thói quen tìm kiếm cũng như các vết tích dữ liệu khác của bất kỳ ai sở hữu một chiếc điện thoại, máy tính bảng, laptop hay máy tính cố định.
Trong một bài viết đăng tải trên tờ The Conversation, Timothy Summers, một hacker "mũ trắng" và là giám đốc Trung tâm Đổi mới, Làm chủ doanh nghiệp và Tuyển dụng thuộc Đại học Maryland (Mỹ), vừa tiết lộ các cách thức giúp mọi người an toàn trên mạng trực tuyến:
Cách bảo mật các cuộc điện đàm, tin nhắn và email
Khi liên lạc với ai đó, bạn có thể muốn bảo đảm chỉ mình bản thân và người đó có thể nghe/đọc những gì đang được nói/viết ra. Điều này đồng nghĩa, bạn cần quá trình "mã hóa đầu - cuối", trong đó thông điệp của bạn sẽ được truyền đi dưới dạng văn bản đã mã hóa qua các hệ thống trung gian như các máy tính của một nhà mạng di động hay một hệ thống email. Khi thông điệp tới điểm đến, điện thoại hoặc máy tính của người nhận sẽ giải mã thông điệp để chỉ mình anh/cô ta đọc được.
Đối với các cuộc điện đàm và liên lạc như nhắn tin riêng tư, theo ông Summers, các ứng dụng tốt nhất hiện có trên thị trường là WhatsApp và Signal. Cả hai ứng dụng này đều sử dụng việc mã hóa đầu - cuối và miễn phí cho cả iOS và Android. Để có thể kích hoạt quá trình mã hóa, cả hai bên cần phải sử dụng cùng một ứng dụng.
Đối với email cá nhân, ông Summers cho rằng, Tutanota và ProtonMail là hai hệ thống bảo mật tối ưu. Cả hai dịch vụ email kiểu Gmail này đều miễn phí, mã hóa đầu - cuối và chỉ lưu trữ các thông điệp mã hóa trên máy chủ của họ. Tuy nhiên, ông Summers lưu ý, nếu bạn gửi email cho những người không dùng dịch vụ bảo mật, các email có thể không được mã hóa. Ngoài ra, các dịch vụ email này chưa hỗ trợ chế độ xác thực 2 yếu tố.
Cách mã hóa mọi hoạt động trực tuyến cá nhân
Nếu bạn muốn an toàn hơn trên mạng, bạn cần bảo đảm rằng người khác không thể trực tiếp theo dõi kết nối Internet từ điện thoại hay máy tính của bạn. Đây là lúc bạn nên sử dụng mạng riêng ảo (VPN). Qua VPN, tất cả mọi thông tin đi/đến máy người dùng đều được mã hóa. Ngay cả nếu điểm truy cập Internet bị kẻ xấu kiểm soát thì chúng cũng không thể đọc được dữ liệu của người dùng, thậm chí không biết những địa chỉ mà người dùng truy cập.
Các mẹo gia tăng thêm bảo mật
- Nếu bạn không muốn ai đó biết về những thông tin mình đang tìm kiếm trên mạng trực tuyến, hãy sử dụng DuckDuckGo hoặc F-Secure Safe Search. Trong đó, DuckDuckGo là công cụ tìm kiếm không lưu hồ sơ người dùng hoặc các câu hỏi tìm kiếm của họ. F-Secure Safe Search không phải là công cụ bảo mật cá nhân hoàn hảo vì có cộng tác với Google, nhưng nó cung cấp việc đánh giá mức độ an toàn dành cho mỗi kết quả tìm kiếm, khiến nó trở thành một cỗ máy tìm kiếm phù hợp cho trẻ em.
- Để tăng cường bảo mật cho tài khoản email, mạng xã hội và các tài khoản trực tuyến khác của bạn, hãy kích hoạt chế độ xác thực 2 yếu tế (2FA). Chế độ này không chỉ đòi hỏi người dùng cung cấp tên và mật khẩu cho tài khoản, mà còn phải cung cấp thêm thông tin khác, chẳng hạn như một mã số gửi đến điện thoại cá nhân, trước khi cho phép bạn truy cập thành công.
- Mã hóa dữ liệu trên điện thoại và máy tính của bạn để bảo vệ các tệp tin, hình ảnh, video, ... của bạn. Cả iOS and Android đều có các lựa chọn cài đặt để mã hóa thiết bị di động của người dùng.
- Một công cụ bảo mật tối ưu nữa là ... chính bạn. Hãy cảnh giác, chỉ cung cấp thông tin của bạn khi thực sự cần thiết. Khi đăng ký các tài khoản trực tuyến, không nên sử dụng địa chỉ email chính hoặc số điện thoại thực của bạn. Thay vào đó, tạo ra một địa chỉ email dự phòng và dùng một số Google Voice. Bằng cách này, ngay cả khi nhà cung cấp dịch vụ bị hack, dữ liệu thực của bạn sẽ không bị rò rỉ.
Tuấn Anh(Theo Daily Mail)