Sập bẫy,ôngnhânsậpbẫytíndụngđban xep hang uc bị dọa giết Rời quê Đồng Tháp, anh L.Q.T., đến Bình Dương và làm việc tại một công ty trên địa bàn TP Dĩ An. Để có phương tiện đi làm, anh đã vay 10 triệu đồng từ một điểm cho vay nặng lãi. “Thủ tục vay rất đơn giản, chỉ chứng minh thu nhập qua tin nhắn chuyển khoản vào điện thoại, sau đó đưa thẻ ngân hàng (ATM) và chứng minh nhân dân (CMND) cho họ. Trong vòng 3 phút, tôi được “giải ngân” 9 triệu nhưng phải gánh 10 triệu, 1 triệu là tiền lãi trong vòng 20 ngày. Quy trình trả nợ được tính đến ngày lương vào tài khoản. Chủ nợ sẽ cùng người vay đi ra trụ ATM để rút và tất toán ngay. Nếu lương không đủ trả, chủ nợ tiếp tục giữ lại thẻ và tính lãi theo giá “phạt”, mỗi ngày thêm 100 ngàn”, anh T. chia sẻ. Tuy nhiên, sau đó anh rơi vào vòng nợ nần với nhiều nỗi lo sợ. “Tôi liên tục bị dọa giết vì không đủ tiền trả nợ”, anh T. nói trong lo lắng.
Anh T.A, công nhân làm việc tại KCN Bắc Đồng Phú (Bình Phước) cũng cho hay, do khó khăn nên anh đã phải vay của một công ty tài chính với số tiền 40 triệu với lãi suất 180%/năm. Hiện anh đã trả được hơn 30 triệu đồng, số còn lại đã quá hạn nhưng vẫn chưa có khả năng trả nên những ngày qua, anh A. liên tục bị người của công ty gọi điện đòi và dọa giết.
Không chỉ quấy rầy, đe dọa người vay, các cá nhân, tổ chức cho vay nặng lãi còn không ngừng đe dọa cả những người không liên quan. Chị T.T.T (cán bộ công đoàn, làm việc tại KCN Bắc Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) cho biết, những ngày qua chị liên tục bị gọi điện đòi nợ và đe dọa. Cụ thể, ngày 9/5, chị bất ngờ nhận được cuộc gọi từ một số điện thoại lạ nói có công nhân làm việc tại công ty vay tiền và yêu cầu chị báo công nhân trả tiền. “Ban đầu họ nói chuyện lịch sự nhưng chỉ ít phút sau lại chửi bới đe dọa, đọc ngày, tháng, năm sinh và tên người thân của tôi. Họ nói không hỗ trợ đòi nợ thì người thân của tôi sẽ bị giết”, chị T. kể. Để không bị làm phiền, chị T. tắt máy, chặn số điện thoại. Liền sau đó các đối tượng đòi nợ đã ghép hình ảnh và thông tin vu khống, xúc phạm chị trên mạng xã hội. Cơ quan chức năng vào cuộc Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Phước Nguyễn Thị Hương Giang cho biết, ngay khi nắm thông tin cán bộ công đoàn bị đe dọa, đơn vị đã đề nghị công an vào cuộc. "Các đối tượng tín dụng đen đòi nợ người không liên quan làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và danh dự của họ. Đơn vị đã báo cáo sự việc đến các cơ quan liên quan. Đồng thời đề nghị công an bảo vệ nữ cán bộ công đoàn, điều tra xử lý dứt điểm. Rất nhiều cán bộ nhân sự và công đoàn các công ty phản ảnh bị các đối tượng làm phiền và đe dọa do công nhân vay tiền", bà Giang cho biết. Thượng tá Đào Thanh Lương, Trưởng phòng CSHS Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đang làm rõ việc cán bộ công đoàn và công ty bị đe dọa khi công nhân vay tiền. Ngoài ra, UBND tỉnh Bình Phước vừa có văn bản chỉ đạo Công an tỉnh này mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, trong đó có tín dụng đen. Tương tự, anh N.H (cán bộ nhân sự làm việc tại KCN Chơn Thành, Bình Phước) cho biết, những ngày qua liên tục có những cuộc gọi vào điện thoại của anh từ số lạ và đe dọa, bắt anh phải yêu cầu anh công nhân cùng làm trong công ty trả nợ. “Tôi cảm thấy rất bất an”, anh H. nói và cho biết, những người này còn yêu cầu chúng tôi phải đuổi việc những công nhân vay tiền nếu không muốn làm phiền. Vướng rào cản thủ tục Bà Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho biết, có nhiều công nhân làm việc trên địa bàn vay tiền với lãi suất cao, không có khả năng thanh toán, bị đe doạ, đánh đập phải nghỉ việc bỏ về quê. Theo bà Trân, công nhân tìm đến “tín dụng đen” do gia đình gặp khó khăn đột xuất như con đau ốm, cần tiền đóng học cho con, trả tiền thuê nhà. Ngoài ra, nhiều công nhân trẻ chưa có kế hoạch chi tiêu hợp lý, thậm chí sa vào tệ nạn lô đề, cờ bạc. “Ngoài ngân hàng, ở Bình Dương có tổ chức tín dụng uy tín phối hợp liên đoàn để hỗ trợ người lao động vay lãi suất thấp, bình quân 0,6% - 0,65%/tháng. Tuy nhiên, công nhân vẫn tìm đến “tín dụng đen” vì thủ tục đơn giản, có chỗ chỉ cần chứng minh nhân dân của người vay”, bà Trân cho biết. Ông Võ Đình Phong - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Dương cho hay, để góp phần hạn chế “tín dụng đen”, Ngân hàng Nhà nước mở rộng mạng lưới của các tổ chức cho vay tín dụng, bao gồm cả ngân hàng lưu động đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa để người dân được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng”. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Nhật Nam, giảng viên khoa Tài chính một trường đại học tại Bình Dương, sở dĩ công nhân dù biết dính vào “tín dụng đen” sẽ phiền phức nhưng vẫn vay vì đơn giản chỉ cần “a lô” là có tiền. Ông cho rằng, rất khó để triệt được “tín dụng đen”, vì thị trường tín dụng phải đi từ căn bản là người đi vay, cốt lõi ở nhu cầu vay. “Cái khó ở đây là các khoản vay dưới chuẩn, vay nóng trong thời gian ngắn thì không có tổ chức tín dụng chính thống nào đáp ứng cho vay và đấy chính là khe cửa để “tín dụng đen” trỗi dậy. Công an triệt nhóm này thì nhóm khác xuất hiện vì lợi nhuận quá cao và nguồn khách hàng luôn sẵn có. Trong khi đó, ngân hàng và tổ chức tín dụng uy tín dù có hỗ trợ tối đa người vay cũng phải đảm bảo các thủ tục khắt khe theo quy định, trong khi công nhân chỉ muốn đơn giản nhất”, ông Nam nói. (Theo Tiền Phong) Nữ sinh vay tín dụng đen 10 triệu đồng đóng học, sau gần 1 năm nợ 300 triệu đồngTrường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM (HUFI) - nơi nữ sinh này theo học, đã phát đi cảnh báo tới toàn bộ sinh viên trong trường về tình trạng vay "tín dụng đen". |