Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế,ếtquảnlýtiềnảotàisảnảotiềnđiệntửtạiViệnhan dinh west ham Bộ Tư pháp hiện đã hoàn tất lộ trình ban đầu về việc lấy ý kiến để ban hành các quy định về quản lý tiền ảo, tài sản ảo, tiền điện tử, nhằm cụ thể hóa các quy định về quản lý tài sản trong Bộ luật Dân sự 2015 trong các lĩnh vực nêu trên.
Theo đó, dù Bitcoin hay các loại tiền ảo khác không được Việt Nam và nhiều quốc gia công nhận nhưng giá trị vốn hóa thị trường toàn cầu của Bitcoin hơn 10 tỷ USD, kéo theo đó là những tranh chấp dân sự, thương mại, tội phạm… nên không thể nằm ngoài vùng quản lý, giám sát.
Dự kiến, dự thảo Nghị định về tiền ảo sẽ hoàn tất vào tháng 12/2017 và dự thảo Nghị định về tài sản ảo sẽ hoàn tất vào tháng 3/2018.
Việc giao dịch bằng tiền ảo có thể làm nảy sinh nhiều loại tội phạm như rửa tiền, trốn thuế, buôn lậu. Tại Việt Nam, hoạt động đầu tư, kinh doanh tiền ảo đang có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, quy mô, phạm vi mở rộng từ các thành phố lớn lan rộng tới các tỉnh biên giới phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên…
Trong thời gian qua, hiện tượng kinh doanh đa cấp biến tướng để cung cấp dịch vụ, giao dịch tiền ảo nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tham gia xuất hiện ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dân.
Mới đây nhất, tại tỉnh Gia Lai, các đối tượng lừa đảo đã huy động tiền của hàng trăm người dân để lôi kéo họ tham gia vào mô hình giao dịch tiền ảo đa cấp với tên gọi “ngân hàng cộng đồng Bitcoin”, lãi suất lên tới 144% mỗi tháng. Sau khi đã chiếm đoạt số tiền lên tới trên 22 tỷ đồng của người dân, các đối tượng lừa đảo đã biến mất.