Gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc đang có một tháng rất khó khăn. Sau khi phải công bố thu hồi 2,ớtkhỏitopnhàsảnxuấtsmartphonelớnnhấtTrungQuốđội hình man utd gặp burnley5 triệu chiếc Note 7, các sản phẩm từ những model điện thoại di động khác cho đến máy giặt của công ty cũng phát nổ.
Mọi chuyện tiếp tục “xuống dốc” với Samsung tại Trung Quốc
Năm 2013, Samsung là ông vua ở Trung Quốc. Chiếm 17,3% thị phần, vượt lên trước cả các tên tuổi trong nước và nước ngoài, Samsung luôn là lựa chọn hàng đầu của những người sử dụng Android ở thị trường mà có tới 95% người sử dụng dùng Android.
Thế nhưng sau đó Xiaomi xuất hiện. Chiếc smartphone đầu tiên của Xiaomi ra đời năm 2011 và chỉ vài năm sau, quy mô của công ty đã đủ lớn để bắt kịp với các tên tuổi lâu năm khác. Năm 2013, Xiaomi sở hữu 5% thị phần smartphone, nhưng tới năm 2014, con số này đã nhảy vọt lên 12,5%. Dường như Xiaomi lúc đó đã đánh cắp người sử dụng trực tiếp từ Samsung. Khi thị phần của Xiaomi tăng lên 7% thì cũng là lúc thị phần của Samsung tụt 6%. Các ông lớn khác như Lenovo, Huawei và Coolpad vẫn giữ nguyên thị phần. Kết quả cuối cùng đó là Xiaomi vượt lên trên Samsung, đẩy công ty này xuống vị trí thứ 2 với 12% thị phần.
Mọi chuyện tiếp tục “xuống dốc” với Samsung tại Trung Quốc khi gã khổng lồ Hàn Quốc phải chắt bóp từng đồng để giảm giá nhằm cạnh tranh với Xiaomi ở phần khúc giá rẻ và đau đầu nghĩ cách chiến đấu với Huawei ở phân khúc tầm trung. Apple cũng là một vấn đề của Samsung sau khi doanh số iPhone tăng nhanh và giúp táo khuyết lọt vào top 5. Bỗng nhiên Samsung vướng phải một vấn đề rất lớn: các công ty trong nước với những sản phẩm “giá rẻ chất lượng cao cấp” khiến khách hàng của Samsung cũng phải ngã lòng vì thông số và mức giá đến khó tin.
Samsung đuối sức, và trước khi sự cố xảy ra, Samsung cũng đã rớt khỏi top 5 nhà sản xuất smartphone lớn nhất Trung Quốc, nhường chỗ lại cho 4 tên tuổi trong nước là Huawei, Vivo, Oppo, Xiaomi. Cái tên đứng thứ 5 là Apple.