Đa dạng hóa phương thức tuyên truyền miệng_kq sheffield
Trong những năm qua,Đadạnghóaphươngthứctuyêntruyềnmiệkq sheffield công tác tuyên truyền nói chung và công tác tuyên truyền miệng nói riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) ban hành Chỉ thị 17-CT/TW, ngày 15-10-2007 về “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”, cấp ủy Đảng các cấp và các cơ quan, ban, ngành, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh đã kịp thời kiện toàn đội ngũ báo cáo viên (BCV), tuyên truyền viên (TTV), đa dạng hóa hình thức tuyên truyền nhằm bảo đảm hiệu quả nội dung tuyên truyền.
Ban tổ chức tặng cờ lưu niệm cho các thí sinh tại Hội thi Báo cáo viên, tuyên truyền viên Đại hội XII của Đảng do Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh tổ chức. Ảnh: T.THẢO
Kiện toàn đội ngũ BCV, TTV
Tuyên truyền miệng là một phương thức tiến hành công tác tư tưởng của Đảng, là loại hình đặc biệt, kênh thông tin hiệu quả nhằm chuyển tải đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của địa phương đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong những năm qua, công tác tuyên truyền miệng trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, tổ chức quán triệt, triển khai, thực hiện các nghị quyết của Đảng, khơi dậy được phong trào thi đua yêu nước, chào mừng các ngày lễ lớn, những sự kiện chính trị trọng đại của quê hương, đất nước.
Để thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền miệng, nhất là sau khi có Chỉ thị 17- CT/ TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X), từng cấp ủy tại địa phương đã thường xuyên quan tâm xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ BCV, TTV bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Bà Nguyễn Thị Kim Nguyên, Trưởng ban Tuyên giáo Thị ủy Tân Uyên cho biết, thời gian qua, Thị ủy Tân Uyên đã quan tâm kiện toàn đội ngũ BCV với gần 30 thành viên. Đội ngũ này đã được Thị ủy phân công triển khai các chỉ thị, Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và thông tin tình hình thời sự cho các cơ sở Đảng… Bên cạnh đó, Ban Tuyên giáo Thị ủy còn phân công BCV hỗ trợ các cơ sở Đảng triển khai các chuyên đề theo chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở theo kế hoạch của Thị ủy. Để bảo đảm công tác tuyên truyền có hiệu quả, chất lượng, Thị ủy Tân Uyên đã tổ chức cho đội ngũ BCV tham gia các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và hội nghị BCV định kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức, đồng thời cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu hoạt động cho BCV theo quy định.
Xác định đội ngũ BCV, TTV là lực lượng nòng cốt, quan trọng để thực hiện tốt công tác tuyên truyền miệng, ngay từ đầu mỗi nhiệm kỳ, các cấp ủy quan tâm xây dựng và thường xuyên rà soát, kiện toàn để nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ BCV, TTV nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Ngoài đội ngũ BCV, các Đảng ủy xã, phường, thị trấn còn thành lập lực lượng TTV gồm các đồng chí trong Ban tuyên giáo cơ sở và một số đồng chí là cán bộ cốt cán các đoàn thể, với số lượng 1.463 đồng chí. Lực lượng này đã góp phần tích cực vào hoạt động tuyên truyền miệng ở cơ sở. Riêng lực lượng TTV của các đoàn thể chính trị- xã hội có 3.084 người thường xuyên tuyên truyền các thông tin có định hướng về hoạt động của tổ chức mình đến các đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân.
Đổi mới phương thức tuyên truyền
Đổi mới phương thức tuyên truyền luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo cấp ủy, người đứng đầu cũng như người trực tiếp thực hiện công tác tuyên truyền miệng. Bên cạnh việc thường xuyên đổi mới nội dung, hoạt động tuyên truyền miệng còn chú trọng đổi mới hình thức để mang lại hiệu quả cao nhất. Thời gian qua nhiều BCV trong tỉnh đã ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền như sử dụng máy chiếu, hình ảnh minh họa trong các bài thuyết trình, góp phần tăng thêm tính hấp dẫn và thuyết phục; đồng thời thực hiện phương pháp thông tin hai chiều theo hướng tăng cường đối thoại, giao lưu để lắng nghe và trả lời trực tiếp những thắc mắc kiến nghị của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Mặt khác, việc đa dạng các hình thức tuyên truyền như triển khai trực tiếp tại các hội nghị nói chuyện thời sự, lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chi, Đảng bộ, các buổi tiếp xúc cử tri, thông qua các buổi họp đối thoại trực tiếp với dân… đã chuyển tải kịp thời những nội dung cần tuyên truyền đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân. Ông Phạm Ngọc Ẩn, Trưởng ban Tuyên giáo Thị ủy Dĩ An cho rằng, việc đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập các nghị quyết hay những buổi nói chuyện thời sự, báo cáo chuyên đề…
Ông Ẩn cho biết, trong thời gian qua, Ban Tuyên giáo Thị ủy Dĩ An đã có nhiều sáng tạo trong công tác tuyên truyền nên việc học tập, quán triệt và triển khai chỉ thị, nghị quyết, thông tin thời sự đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, trong từng chuyên đề cụ thể, Ban Tuyên giáo đã mời các BCV là những người có uy tín, tầm ảnh hưởng trong xã hội đến trình bày các chuyên đề như bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, chuyên đề bầu cử… Mới đây, Ban Tuyên giáo Thị ủy Dĩ An đã mời đại tá, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Thành Trung, nguyên Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines kể về những trận chiến quyết định trong Đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. “Những buổi học tập, nói chuyện như vậy tạo cho cán bộ, đảng viên và những người tham dự sự thích thú, quan tâm, chú ý trong học tập, nghiên cứu các chuyên đề...”, ông Ẩn khẳng định.
Mới đây, tại hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 17- CT/TW, ngày 15-10-2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”, ông Phạm Văn Cành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã nhấn mạnh đến việc đổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương thức tuyên truyền miệng. Ông Phạm Văn Cành cho rằng, để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tuyên truyền miệng, bên cạnh việc củng cố, kiện toàn đội ngũ BCV, TTV, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và cung cấp kịp thời các loại tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, việc đổi mới phương thức tuyên truyền phải được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Thực hiện phương thức tuyên truyền miệng theo hướng phát huy dân chủ, tăng cường đối thoại, thông tin hai chiều; thường xuyên gần dân, sát dân, tiếp xúc với dân để giải đáp những thắc mắc hay lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Mặt khác việc gần dân, sát dân sẽ kịp thời nắm bắt và phản ánh đến cấp ủy, chính quyền các cấp giải quyết các luồng ý kiến, dư luận của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Có như vậy, công tác tuyên truyền nói chung và tuyên truyền miệng nói riêng mới thực sự trở thành “kênh” thông tin quan trọng, chuyển tải các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, tạo sự nhất trí trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.
TRÍ DŨNG