发布时间:2025-01-12 16:58:54 来源:Fabet 作者:Nhận Định Bóng Đá
Nhân kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN (1967 - 2022) và 27 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (1995 - 2022),ệtNamtronghànhtrìnhcùngASEANlớnmạnhpháttriểkết quả cúp nhật Ban Chỉ đạo quốc gia về tuyên truyền quảng bá ASEAN, Bộ Thông tin và Tryền thông đã phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương và Ban thư ký ASEAN tại Jakarta (Indonesia) ngày 4/8 tổ chức hội nghị truyền thông "55 năm ASEAN cùng nhau lớn mạnh" nhằm cung cấp thông tin để các cơ quan truyền thông triển khai các hoạt động đưa tin, tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, nhận thức của người dân, các tổ chức và doanh nghiệp trong nước.
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, việc ASEAN được thành lập vào ngày 8/8/1967 là mốc đầu tiên của tiến trình hình thành và phát triển của một tổ chức khu vực được đánh giá là rất hiệu quả, đang phát triển mạnh mẽ.
55 năm qua, ASEAN đã đạt được nhiều kết quả to lớn, trở thành một tổ chức đóng vai trò trung tâm trong khu vực. Điều này có nền tảng từ những thành quả hợp tác mà ASEAN đã đạt được trong quá trình hình thành và phát triển, từ quan hệ hợp tác với các đối tác bên ngoài, cũng như từ những thành công của các khuôn khổ, cơ chế hợp tác khu vực mà Hiệp hội khởi xướng và dẫn dắt.
Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào ngày 28/7/1995 là bước ngoặt quan trọng, đánh dấu bước đi đầu tiên của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngay từ khi gia nhập, Việt Nam đã chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động chung của ASEAN và có những đóng góp thiết thực cho sự phát triển lớn mạnh của hiệp hội trên cả 3 trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội.
Góp phần xây dựng cộng đồng ASEAN hướng vào người dân
Tại hội nghị, bà Hà Thị Minh Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã giới thiệu về Cộng đồng Văn hoá - xã hội ASEAN, với mục tiêu xây dựng một cộng đồng các dân tộc ASEAN hài hòa, đoàn kết, sống đùm bọc và chia sẻ, hướng tới người dân, chăm lo cho thể chất, phúc lợi, môi trường sống ngày càng tốt hơn của người dân và tạo dựng bản sắc chung của khu vực.
Trong đó, Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hoá - xã hội ASEAN giai đoạn 2009 - 2015 đã được Việt Nam và các nước thành viên thực hiện một cách tích cực, có trách nhiệm. 99% các mục tiêu hành động đã được xúc tiến thông qua nỗ lực của các cơ quan chuyên ngành ASEAN. Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hoá - xã hội ASEAN đến năm 2025 đã được các nhà lãnh đạo cấp cao của hiệp hội thông qua tháng 11/2015.
Theo bà Đức, Việt Nam đã có đề án xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các mục tiêu nói trên, trong đó hướng vào người dân, lấy người dân làm trung tâm, với sự tham gia của các bộ, ban, ngành và địa phương.
Việc thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch tổng thể cũng được thể hiện thông qua những hoạt động tiếp theo nhằm hiện thực hóa các cam kết, tuyên bố của ASEAN tại Việt Nam. Nhiều nội dung của các tuyên bố được thể chế hóa và hiện thực hóa trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách và chương trình trên toàn quốc và tại các địa phương.
Để Việt Nam thực hiện tốt kế hoạch ở giai đoạn 2021 - 2025, một số giải pháp đã được đề xuất, gồm rà soát, lồng ghép và tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch tổng thể trong kế hoạch, chính sách, chương trình của bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và đề án triển khai; tăng cường hệ thống thông tin, báo cáo, đánh giá tình hình và kết quả thức hiện các mục tiêu; hoàn thiện hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực cán bộ phù hợp với chức năng nhiệm vụ để thực hiện đề án.
Nỗ lực xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN vững mạnh
Trong tham luận tại hội nghị, bà Phạm Quỳnh Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Công Thương nhấn mạnh, thúc đẩy việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) luôn là một trong những ưu tiên cao nhất của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Cùng với các nước ASEAN, Việt Nam đã nỗ lực triển khai các cam kết, sáng kiến để chính thức thành lập AEC vào ngày 31/12/2015, biến ASEAN thành một thị trường chung và một cơ sở sản xuất đơn nhất, trong đó, hàng hóa, dịch vụ và đầu tư được tự do luân chuyển trong nội khối với mức độ tự do hóa thuế quan lên tới khoảng 98 - 99%, các gói cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ được thực thi, tạo nên một khu vực thương mại tự do với môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh và hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Việt Nam đã cùng với các nước ASEAN thúc đẩy hợp tác kinh tế sâu rộng với các đối tác ngoại khối như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Canada, Anh... Việc ký kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN với một số đối tác trên đã giúp tăng trưởng thương mại và hợp tác kinh tế giữa ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong quan hệ hợp tác với các đối tác này.
Theo bà Mai, năm 2020, với vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã cùng các nước thành viên phát huy tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng” với hàng trăm cuộc họp được tổ chức thành công theo hình thức trực tuyến, đồng thời đề xuất nhiều sáng kiến nhằm tạo điều kiện củng cố chuỗi cung ứng khu vực, khắc phục hậu quả tiêu cực do đại dịch Covid-19 gây ra đối với nền kinh tế, tiêu biểu như Kế hoạch phục hồi tổng thể ASEAN, Kế hoạch hành động Hà Nội nhằm tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng và Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc xử lý các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa thiết yếu.
Bên cạnh đó, trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Chủ tọa Hội nghị Bộ trưởng RCEP, Việt Nam đã tích cực, chủ động phối hợp với các nước ASEAN và các nước đối tác để tìm giải pháp và thúc đẩy đồng thuận nhằm xử lý các vấn đề vướng mắc trong đàm phán, dẫn đến việc ký kết thúc hoàn toàn đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa 10 nước thành viên ASEAN và 5 nước đối tác (gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và New Zealand) vào ngày 15/11/2020. Đây là một nỗ lực rất lớn trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, được các nước ASEAN và đối tác đánh giá cao, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì định hướng hội nhập ASEAN là một trong những ưu tiên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khẳng định tinh thần chủ động, năng động trong việc triển khai các sáng kiến thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN, góp phần tăng cường sự gắn kết chặt chẽ, phát huy tố chất của một khu vực kinh tế ASEAN năng động, khẳng định vai trò trung tâm trong hợp tác kinh tế ở khu vực.
Tuấn Anh
相关文章
随便看看