Từ Lỗi quyết định rời khỏi nhà máy. Lý do của anh rất đơn giản,ậpcủacôngnhânlắprápsmartphonegiảmmạnhnhiềunhàxưởngnhànrỗiđểnấmmọkết quả u20 mexico hôm nay bởi công việc này giờ rất khó kiếm tiền và thu nhập của anh đã thấp hơn một phần ba so với trước đây. Đây cũng là điều mà hầu hết các công nhân lắp ráp điện thoại di động ở Trung Quốc đang gặp phải. Sau thời kỳ kinh doanh bùng nổ, các nhà sản xuất điện thoại di động nước này đang đối mặt với tình trạng có thể ví như một cuộc Đại suy thoái. Trong cả năm 2021, tổng sản lượng smartphone nội địa ở Trung Quốc xuất xưởng đạt tới 304 triệu chiếc, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2020. Ước tính cứ 100 người thì có 87 người mua điện thoại di động nội địa. Nhưng năm nay, người tiêu dùng nước này có vẻ ngại mua điện thoại di động. Theo số liệu do Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc công bố, trong nửa đầu năm 2022, tổng lượng điện thoại di động xuất xưởng tại thị trường nội địa chỉ đạt 136 triệu chiếc, giảm 21,7% so với cùng kỳ năm trước. Dữ liệu cho các thương hiệu nội địa thậm chí còn tệ hơn, khi trong 6 tháng đầu năm, tổng lượng xuất xưởng điện thoại di động thương hiệu nội địa chỉ đạt 115 triệu chiếc, giảm 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, theo số liệu của Counterpoint, chu kỳ thay thế smartphone của người dùng Trung Quốc đã tăng từ 24,3 tháng vào đầu năm 2019 lên 31 tháng. Tức là mọi người sẽ gắn bó với thiết bị hiện tại của họ lâu hơn. Vào tháng 5 vừa qua, có thông tin cho rằng Xiaomi đã hạ mục tiêu bán 200 triệu chiếc smartphone trong năm nay xuống còn 160-180 triệu chiếc. Một nhân viên Xiaomi đã từ chức gần đây tiết lộ với báo giới rằng hầu hết các thương hiệu Trung Quốc đang cắt giảm đơn đặt hàng, khoảng 40%. Và khi điện thoại di động không bán được, đơn hàng giảm mạnh, lương của các công nhân sẽ giảm dần, nhà xưởng nhàn rỗi. Và đó là một cú sốc mạnh đánh vào cả ngành công nghiệp sản xuất điện thoại Trung Quốc. Như một cỗ máy, Từ Lỗi di chuyển theo quán tính, chen vội lên một chiếc xe buýt. Chưa kịp đứng vững thì anh đã bị những người đi lên phía sau kẹp chặt. Đây là cảnh diễn ra hàng ngày trước cửa khu tập thể cán bộ công nhân viên xí nghiệp điện tử. Cứ khoảng 7 giờ sáng là mọi công nhân viên phải xếp hàng chen chúc để đi xe buýt đến nhà máy. Mọi người trên xe giống như cá mòi đóng hộp, không thể di chuyển. Giống như hầu hết những người đến làm việc trong nhà máy, Từ Lỗi không được học hành đến nơi đến chốn. Nhưng không cần xuất thân chói lọi, chỉ cần tay chân có chút nhanh nhẹn và khéo léo, như vậy là đủ để anh có thể nhận được một vị trí trong các nhà máy lắp ráp điện tử có thể dễ dàng tìm thấy ở khắp các tỉnh thành. Nhưng năm nay, những nhà máy này đang phải đối mặt với một cuộc thử thách khắc nghiệt nhất trong lịch sử. Khi đại dịch Covid-19 vừa xảy ra vào năm 2020, có rất nhiều trở ngại xuất hiện. Mọi người nghĩ rằng ngành công nghiệp điện thoại di động đã rơi vào "chế độ địa ngục", nhưng hóa ra, tới tận bây giờ, mọi thứ mới chỉ là bắt đầu. Theo dữ liệu từ CINNO Research, trong nửa đầu năm 2022, doanh số bán điện thoại thông minh tại thị trường Trung Quốc vào khoảng 134 triệu chiếc, giảm 16,9% so với cùng kỳ năm ngoái, được ghi nhận là hiệu suất bán hàng nửa đầu năm kém nhất kể từ năm 2015. Việc đổi mới sản phẩm chậm chạp, nhu cầu mua hàng thay thế của người dùng giảm và các nhà sản xuất điện thoại di động hiện cũng không muốn tăng lượng hàng tồn kho. Điện thoại di động gần như là mặt hàng điện tử tiêu dùng phổ biến nhất, đòi hỏi hàng ngàn linh kiện điện tử, hàng trăm công nhân để lắp ráp và sự thiếu hụt sức mua ở thượng nguồn đã trực tiếp kích động "hiệu ứng cánh bướm" của chuỗi ngành này. Và đó là cách mà sự hỗn loạn bắt đầu. Trong tháng 6, lô hàng ống kính điện thoại di động và mô-đun máy ảnh di động do Sunny Optoelectronics cung cấp cho các nhà máy sản xuất điện thoại di động đã giảm lần lượt 15,7% và 21,4%. Trong khi đó công ty chuyên cung cấp linh kiện Qiutai Technology báo cáo mức giảm doanh số 22,3% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng doanh số mô-đun nhận dạng vân tay giảm tới 38,4%. Một số nhà sản xuất bảng điều khiển và chip khác thì đưa ra dự báo về thị trường tương đối thận trọng, nhấn mạnh tới nhu cầu mở rộng sang các ngạch sản phẩm khác như ô tô và chăm sóc y tế. Nhưng trong khi các doanh nghiệp có thể vẫn còn cơ hội để thay đổi, thì đối với những công nhân lắp ráp ở cuối dây chuyền, họ có rất ít sự lựa chọn. Một nhân viên của Nanjing Yinghuada nói rằng hồi trước, khi có nhiều đơn đặt hàng, họ có thể kiếm được 6.000 nhân dân tệ (khoảng 20 triệu đồng) một tháng. Nhưng bây giờ, tối đa chỉ 3.000 hoặc 4.000 tệ một tháng. Các nhà máy lắp ráp cho Xiaomi cũng từng có một khoảng thời gian vui vẻ như vậy. Khi mới thành lập Xiaomi, các nhà máy lớn như Foxconn không sẵn lòng giúp đỡ công ty này trong vấn đề sản xuất phụ tùng gốc (OEM). Mãi tới cuối cùng, Xiaomi mới tìm được một công ty chịu giúp họ. Năm 2015, doanh số bán hàng của Xiaomi bùng nổ, với hơn 70 triệu chiếc được bán ra, đứng đầu Trung Quốc. Nước lên thuyền lên, Inventec, công ty giúp Xiaomi sản xuất điện thoại di động đã ngay lập tức tăng gấp đôi công suất sản xuất. Hàng loạt ký túc xá được công ty xây thêm nhằm đáp ứng lượng nhân viên mới gia tăng đột biến. Tuy nhiên, tất cả giờ đã là quá khứ. Các dòng máy cấp thấp của Xiaomi giờ chủ yếu được sản xuất tại Ấn Độ. Ngoài một số dây chuyền còn sản xuất đơn lẻ, hầu hết đều đang bỏ trống. Không chỉ vậy, một nhân viên của xưởng lắp ráp điện thoại di động cho biết anh từng thấy nấm mọc trong khu nhà xưởng bỏ hoang của công ty. Đồng thời, các nhà máy sản xuất điện tử thường dựa vào công ty trung gian để tuyển người, và các công ty này sẽ nhận được một phần hoa hồng. Nhưng tình hình ảm đạm khiến doanh thu của các công ty năm nay giờ ít hơn một phần ba so với các năm trước. Nhưng có một ngoại lệ duy nhất, đó là Apple. Đây là thương hiệu duy nhất chiến thắng trong chương trình đại khuyến mại 618 (diễn ra ngày 18/6) vừa qua. Dữ liệu phân tích thị trường cho thấy doanh số bán điện thoại di động của Apple chiếm gần một nửa tổng doanh số bán hàng trong dịp này. Để chiếm được lòng tin của người dùng Trung Quốc, Apple đã tung ra đợt giảm giá cực mạnh, iPhone 13 chỉ còn 4.798 nhân dân tệ, khoảng 16,5 triệu đồng. Điều này khiến cho doanh số của iPhone 13 đạt 2,8 triệu chiếc, trong khi đứng thứ hai là mẫu Redmi K50 chỉ bán được 341.300 chiếc. Chênh lệch giá giữa cả hai cao tới 8 lần, và chênh lệch doanh số bán hàng là hơn 7 lần. Các con số chỉ ra rằng người dùng Trung Quốc vẫn sẵn sàng mua điện thoại cao cấp, nhưng họ sẽ chỉ mua điện thoại Apple. Cũng theo các báo cáo trước đây của Counterpoint Research, 7 trong số 10 điện thoại thông minh bán chạy nhất trong suốt năm 2021 là iPhone. Và mới đây, hãng truyền thông Hàn Quốc The Elec đưa tin Apple đã quyết định tăng sản lượng dòng iPhone 13 Pro trong quý 2 năm nay lên 10 triệu chiếc. Trong số đó, iPhone 13 Pro tăng khoảng 7 triệu chiếc và iPhone 13 Pro Max tăng khoảng 3 triệu chiếc. Samsung và LG, những công ty cung cấp màn hình, dự kiến sẽ được hưởng lợi. Nên biết rằng quý 2 là giai đoạn chuyển tiếp cho các mẫu máy mới và cũ của Apple, nhưng công ty đã chọn tăng đáng kể sản lượng dòng iPhone 13 Pro. Điều này cho thấy sức mua vẫn đang vô cùng mạnh mẽ. Và theo DigiTimes, Apple mới đây cũng đã tăng quy mô đặt hàng linh kiện iPhone14, và Foxconn cũng tăng 20% tiền thưởng cho các đơn hàng lắp ráp iPhone14. Một đại lý tuyển dụng cho nhà máy Foxconn ở tỉnh Sơn Tây nói rằng họ vẫn đang cần tuyển một lượng lớn công nhân và các vị trí với hơn 70 giờ làm thêm mỗi tháng chỉ là chuyện nhỏ. Khi nhu cầu tuyển dụng tăng, mức lương của các công nhân cũng tăng và tiền thưởng đi kèm cũng vậy. Ming-Chi Kuo, một nhà phân tích nổi tiếng chuyên về các sản phẩm của Apple, đưa ra thông tin nói rằng lượng hàng xuất xưởng iPhone 14 của Apple trong nửa cuối năm nay có thể đạt khoảng 90 - 100 triệu chiếc. Đây là một con số mà các hãng điện thoại trong nước ở Trung Quốc phải ghen tị. Tháng 8 hàng năm thường là thời điểm vui nhất của những công nhân lắp ráp trong các nhà máy điện tử ở Trung Quốc. Đây là thời điểm đánh dấu một năm tốt lành mới lại sắp bắt đầu, khi sinh viên đại học chuẩn bị quay trở lại trường, họ cần mua điện thoại di động mới và các sản phẩm điện tử khác, và những ngày tốt đẹp của việc kiếm tiền dường như đang vẫy gọi. Các nhà sản xuất điện thoại di động cũng đã quen với việc phát hành điện thoại mới trong nửa cuối năm, từ Huawei tới Xiaomi rồi Apple với một loạt các dòng máy cao cấp được mong đợi . Nhưng kinh nghiệm trong quá khứ dường như không áp dụng trong năm nay. Bởi với nhu cầu mua smartphone Android yếu, các xưởng đúc và công ty cung cấp linh kiện đã có dấu hiệu dè chừng. Các nhà cung cấp phụ tùng thay thế (chẳng hạn như bộ sạc, máy ảnh...) cũng có quan điểm tương tự và hy vọng việc điều chỉnh hàng tồn kho sẽ tiếp tục kéo dài ít nhất là đến hết quý 4 năm nay. Còn những người dùng đang cạn hầu bao vì tình hình lạm phát càng không muốn bỏ ra hơn một tháng lương để một chiếc điện thoại di động mới không quá khác biệt so với những mẫu trước đó. Vào ngày 17/6 vừa qua, Samsung Electronics đã thông báo cho tất cả các nhà cung cấp tạm ngừng giao hàng các tấm nền và linh kiện điện thoại di động chip cho đến cuối tháng 7 tiếp tục bị trì hoãn đến tháng 8. Đây là lần thứ hai trong lịch sử Samsung Electronics thực hiện lệnh tạm ngừng mua sắm kéo dài hai tháng. Một người có thâm niên gần 15 năm làm việc trong lĩnh vực bán dẫn cho biết anh cảm thấy năm nay có thể "sắp có bão". Rõ ràng, một mình Apple không thể cứu vãn đà lao dốc của thị trường điện thoại di động, cũng như không thể khôi phục chuỗi ngành này trở lại thịnh vượng như trước năm 2021. Quan trọng hơn, trên thị trường smartphone cao cấp đang do Apple độc quyền, không dễ gì để các công ty khác bứt phá. Toàn ngành công nghiệp đang đứng trước ngưỡng cửa rơi vào cảnh ảm đạm chưa từng thấy, và ai cũng mong được hồi phục càng sớm càng tốt. Nhưng khi nào mọi thứ sẽ phục hồi? Không ai có thể đưa ra một câu trả lời chính xác. (Theo Tổ Quốc, Sina, iFeng, Sohu) Đối tác Apple tuyển gấp nhân viên lắp ráp iPhone 14Apple đã yêu cầu Foxconn tuyển dụng thêm công nhân để chuẩn bị cho hoạt động lắp ráp các mẫu iPhone 14. |