Sắp đến Tết,ùngTếtmẹchồngđuổicondâukhỏinhàvìmừngtuổinghìliverpool soi kèo lòng tôi lại trĩu nặng. Câu chuyện từ mùng 1 Tết năm ngoái vẫn ám ảnh tôi cho đến bây giờ. Tôi làm dâu 10 năm, dùng cả tấm lòng để đối đãi với nhà chồng nhưng cuối cùng sự hi sinh của mình như ‘muối bỏ bể’.
Mẹ chồng tôi ở nông thôn, suy nghĩ cổ hủ. Trong tư tưởng bà, con trai lúc nào cũng là nhất, con dâu chỉ là người dưng nước lã, bà ‘mua’ về. Chồng tôi gia trưởng, lại được mẹ chiều chuộng từ bé. Mọi việc, anh bênh mẹ chằm chặp.
Năm tôi sinh con gái đầu lòng, sức khỏe yếu phải mổ. Bác sĩ khuyến cáo sau 3 năm mới được có thai, nếu không nguy hiểm đến tính mạng mẹ.
Vậy mà con gái tròn 1 tuổi, chưa dứt sữa mẹ, bà bắt đầu giục giã tôi mang bầu. Tôi thưa chuyện, muốn đợi thêm 2 năm nữa cho ổn định sức khỏe. Bà không thông cảm còn lớn giọng nói: ‘Nhà không có con trai là vô phúc, cô không đẻ được thì để thằng Huy nó lấy vợ 2’.
Sống ở quê cùng nhà chồng, xung quanh là họ hàng. Mặc dù, uất nghẹn trước lời nói bạc bẽo của mẹ chồng, tôi đành nhẫn nhịn. Vì chỉ cần tôi phản ứng một lời, mẹ chồng sẽ lu loa, gọi cô dì, chú bác đến giáo huấn con dâu.
Bị đối xử tệ bạc là vậy nhưng tôi vẫn làm tròn bổn phận dâu con, hiếu kính, chăm sóc bố mẹ chồng.
Tôi làm văn thư xã, công việc không quá bận rộn. Ngoài công tác xã hội, tôi chăn nuôi thêm đàn gà, vài con lợn, kiếm thu nhập.
Chồng tôi có cô em gái chưa chồng, lên Hà Nội học nghề làm nail, nối mi. Không hiểu có chuyện gì, làm ở trên đó 2 năm, cô bỏ về quê ăn bám bố mẹ. Mang tiếng sinh ra từ làng, cả năm không ra ruộng một lần. Cả ngày cô em chồng dành thời gian ngồi soi mói, nói xấu chị dâu.
Mọi năm, vợ chồng không có điều kiện, thu nhập thấp nên Tết đến, tôi chỉ mừng tuổi mẹ chồng 200 nghìn đồng vào ngày đầu năm. Toàn bộ thực phẩm, bánh kẹo, tôi đảm nhiệm.
Năm ngoái, tôi tham gia vay vốn thoát nghèo của địa phương, mở rộng chuồng trại, đào ao, thả cá nên cuối năm kiếm được chút vốn.
Tôi đổi xe máy cho chồng, tặng mẹ chồng bộ quần áo mới, đồng thời sửa sang lại khu nhà bếp và nhà vệ sinh cho khang trang. Số tiền 20 triệu còn lại, tôi gửi tiết kiệm, cho hai con đi học. Cô em chồng hỏi vay, tôi từ chối vì biết tính em tiêu pha phung phí, hay cờ bạc.
Thấy chị dâu không cho mượn tiền, em chồng dựng chuyện tôi cặp bồ. Ban đầu, chồng tôi bênh vợ nhưng sau bị mẹ và em gái nhồi nhét vào đầu, anh quay ra ghen tuông vô lối, sẵn sàng rủa xả, đánh đập vợ.
Ngày mùng 1 đầu năm, tôi cũng muốn yên cửa yên nhà, dậy sớm làm mâm cơm cúng và mừng tuổi mẹ chồng 500 nghìn đồng. Cô em chồng quý hóa đứng đó, buông lời mỉa mai: ‘Biếu bố mẹ đẻ vài triệu nhưng mẹ chồng có 500 nghìn đồng. Bao nhiêu tiền chắc mang về, vun vén cho bên kia hết’.
Tôi đáp trả: ‘Bố mẹ chị ở xã bên. Từ hôm 27 Tết đến giờ, chị đã gặp được bố mẹ đẻ đâu mà biếu vài triệu với vun vén như em nói’.
Mẹ chồng bênh con gái, vứt luôn tờ tiền xuống đất rồi đay nghiến: ‘Đàn bà lấy chồng phải có trách nhiệm với nhà chồng. Cô bòn rút, lén lút mang về bên đấy, nếu con gái tôi không phát hiện ra, chắc tôi cũng không hay. Anh Huy ra mà xem con vợ anh nó mất nết thế nào nhé’
Tết đó, mẹ con tôi bị bà đuổi. Chồng tôi cúi gằm mặt, lặng lẽ chở vợ con về bên ngoại tá túc tạm, còn anh quay về nhà.
Nghĩ cảnh bị cả nhà chồng coi thường, khổ sở, chồng lại không trân trọng, tôi định ra Tết làm thủ tục ly hôn. Đến gần ngày gửi đơn, tôi phát hiện mình có bầu. Hai vợ chồng lại hàn gắn.
Tôi sinh được cậu con trai. Mẹ chồng mừng ra mặt, bế ẵm thằng bé cả ngày. Thế nhưng, thái độ với con dâu không vẫn không thay đổi.
Năm nay, có cháu đích tôn, bà lên kế hoạch mở tiệc, khao cả họ và yêu cầu tôi chuẩn bị 30 triệu. Tôi mới sinh con, kinh tế eo hẹp, lấy đâu ra tiền.
Nghĩ đến Tết mà tôi thực sự sợ hãi. Nếu không đáp ứng yêu cầu của bà, kiểu gì cũng xảy ra chuyện...
Ba ngày Tết, em rể lôi bạn bè về nhà ăn nhậu, tôi cặm cụi dọn dẹp, nấu nướng. Trong khi đó, em chồng ngồi cắn hạt dưa, xem ti vi, rồi 'sai' chị dâu đủ thứ.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)