Phát biểu tại Hội thảo Tương lai của Truyền hình trên Internet mới đây,ànhcôngnghiệpnộidungsẽlàvuatrongcuộcchơbxh bđ đức ông Phan Thanh Giản, Giám đốc Clip TV cho rằng, OTT như một “cơn lũ” ập đến và các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam phải tìm cách tồn tại trong “cơn lũ” đang đến rất nhanh đó, phải cạnh tranh sòng phẳng với cả trong nước và quốc tế.
Phim truyền hình đang mất dần người xem vì khán giả đang dịch chuyển sang xem nội dung trên Internet. Internet không chỉ làm sụt giảm số lượng người xem truyền hình mà còn làm sụt giảm đáng kể doanh thu quảng cáo của các đài truyền hình. Vì người dùng đã thay đổi hành vi xem và chọn lọc nội dung xem trên Internet, rào cản biên giới không còn với nhiều nội dung ngoại cung cấp xuyên biên giới, nên các doanh nghiệp cũng như các đài truyền hình buộc phải nhập cuộc chơi OTT.
“OTT đang đến rất nhanh như một “cơn lũ” và không có cách nào có thể cản lại “cơn lũ” này mà phải tìm cách sống chung với nó, tìm cách tồn tại trong “cơn lũ” đó. Các nhà làm nội dung, các doanh nghiệp truyền hình phải cạnh tranh sòng phẳng với các nhà cung cấp nội dung trên Internet, kể cả các doanh nghiệp rất mạnh từ nước ngoài vào như YouTube, NetFlix hay Facebook”, ông Giản nhấn mạnh.
Vào năm 2003, thị phần của ngành truyền hình chủ yếu là do truyền hình cáp chiếm chủ yếu, tuy nhiên các nhà cung cấp truyền hình cáp phải mất hơn 10 năm mới có 3 triệu thuê bao. Nhưng YouTube khi vào Việt Nam thì chỉ cần 1 năm, người dùng YouTube đã vượt số lượng thuê bao của truyền hình cáp này. OTT là một xu thế tất yếu và doanh thu của ngành truyền hình đang dịch chuyển sang OTT. NetFlix, Facebook cũng đang cung cấp rất nhiều nội dung xuyên biên giới vào Việt Nam và có doanh thu khá lớn.
“Trong cuộc chơi OTT các doanh nghiệp Việt Nam đang sắm tàu gỗ để cạnh tranh với tàu thép, tàu ngầm để “vượt lũ” OTT. Các doanh nghiệp làm nội dung, công nghệ, nhà mạng, và đài truyền hình đều nhảy vào cuộc chiến OTT. Cuộc chiến OTT đang nóng, nhưng rất gian nan và rủi ro. Ai cũng tưởng ngon nhưng vào làm thì mới thấy. Người có nội dung chết vì công nghệ, người có công nghệ chết vì không có nội dung”, ông Giản nói