Đội ngũ giáo viên cốt cán: “Mắt xích” quan trọng trong bồi dưỡng giáo viên_bet bóng đá

时间:2025-01-11 01:18:05来源:Fabet作者:World Cup

Điểm mới trong công tác bồi dưỡng hiện nay là bồi dưỡng đội ngũ cốt cán theo hình thức vừa trực tiếp vừa trực tuyến để đội ngũ này hỗ trợ giáo viên ngay tại chỗ,ĐộingũgiáoviêncốtcánMắtxíchquantrọngtrongbồidưỡnggiáoviêbet bóng đá trong công việc.

{keywords}
Tập huấn các giảng viên sư phạm của chương trình phát triển các trường sư phạm. Ảnh: Trinh Nguyễn

Giáo viên cốt cán: Họ là ai?

Trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên, chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới, việc thiết lập đội ngũ giáo viên cốt cán được xem là điểm mới, mang tính đột phá trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. GS.TS Phạm Quang Trung - Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục cho rằng, trong hoạt động hướng dẫn phát triển chuyên môn nghiệp vụ giáo viên, giảng viên cốt cán là tác nhân thúc đẩy để phát triển những năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, nói cách khác họ tạo ra môi trường để giáo viên thử thách và trải nghiệm dưới sự giúp đỡ của mình chứ không làm thay. Họ là người hỗ trợ khi cần thiết, như những gợi ý, lời khuyên khi giải quyết vấn đề, họ sẵn sàng chia sẻ những khó khăn và là chỗ dựa tinh thần cho người được giúp đỡ.

Thầy giáo Vũ Hoàng Long – Phó Hiệu trưởng trường THPT Ngô Quyền (tỉnh Hòa Bình) cho biết: “Để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới, tất cả cán bộ, giáo viên cũng phải nỗ lực hơn nữa trong trau dồi chuyên môn đáp ứng yêu cầu đặt ra của chương trình. Việc phát triển đội ngũ cốt cán cũng có vai trò hết sức quan trọng, đối với phạm vi nhà trường, đó là những giáo viên có chuyên môn, phẩm chất tốt để được bồi dưỡng. Sau đó, đội ngũ này trở thành nhân tố chính hướng dẫn, cùng phổ biến, thực hành lại các kiến thức, chuyên môn. Sự hỗ trợ của đội ngũ cốt cán một cách trực tiếp, tạo chỗ và sự hỗ trợ của giảng viên sư phạm chủ chốt qua mạng internet, khắc phục được những hạn chế của bồi dưỡng đại trà như trước đây”.

Chia sẻ ưu điểm của đội ngũ giáo viên cốt cán trong công tác bồi dưỡng giáo viên cơ sở, cô giáo Quàng Thị Thụy - giáo viên tiểu học tại huyện Mường La (Sơn La) cho biết: “Để chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình năm học 2020 – 2021 áp dụng đầu tiên ở lớp 1 tiểu học, đội ngũ giáo viên được chuẩn bị khá kỹ càng, đầu tiên ưu tiên giáo viên lớp 1, đây là những giáo viên 2 có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn tốt. Trong đó, giáo viên cốt cán là giáo viên giỏi hoặc tổ trưởng tổ môn, được cử đi đào tạo trên tỉnh, trung ương, sau đó họ hỗ trợ, có các buổi bồi dưỡng chuyên môn ở trường, giúp đỡ giáo viên khác trong công việc… Đây là điểm mới và theo tôi rất phù hợp nếu so sánh với cách bồi dưỡng trước đây”.

Nòng cốt trong hỗ trợ các đồng nghiệp

Thông tin về công tác bồi dưỡng giáo viên phục vụ cho chương trình giáo dục phổ thông mới, PGS. TS Nguyễn Văn Hiền, Phó Giám đốc Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) cho biết, công tác bồi dưỡng giáo viên sẽ được triển khai theo hình thức học kết hợp nên các học liệu luôn có sẵn trong trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS). Bên cạnh đó, mỗi một trường học sẽ có đội ngũ giáo viên cốt cán, những người sẽ đồng hành hỗ trợ các đồng nghiệp trong quá trình tự bồi dưỡng tại trường. “Đội ngũ cốt cán có nhiệm vụ hỗ trợ đồng nghiệp trong cùng nhà trường, hỗ trợ đồng nghiệp trong cùng địa bàn; Phối hợp với các cấp quản lý trực tiếp cũng như đơn vị bồi dưỡng giáo viên xây dựng kế hoạch, phát triển tài liệu bồi dưỡng đồng nghiệp. Đặc biệt, hỗ trợ đồng nghiệp trong quá trình tự học qua mạng. Về quyền lợi của đội ngũ cốt cán, sẽ được bồi dưỡng trực tiếp nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, được hướng dẫn xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp và thường xuyên được cập nhật kiến thức mới thông qua hệ thống học tập trên mạng” - PGS. TS Nguyễn Văn Hiền chia sẻ.

Chương trình ETEP đã phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD-ĐT phát triển Chương trình bồi dưỡng thường xuyên GV và CBQLPT các cấp học phổ thông theo hướng tiếp cận với chuẩn hiệu trưởng 3 và chuẩn giáo viên, đồng thời lựa chọn và bồi dưỡng cho 28.000 giáo viên và 4.000 cán bộ quản lý giáo dục phổ thông cốt cán.

Đội ngũ cốt cán này sẽ được các trường sư phạm chủ chốt tham gia Chương trình ETEP bồi dưỡng nâng cao năng lực thường xuyên để hỗ trợ các hoạt động phát triển nghề nghiệp của giáo viên/cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương, liên tục, ngay tại chỗ. 

Theo kế hoạch, đến năm 2021 sẽ hoàn thành bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cốt cán. Nội dung bồi dưỡng giáo viên, tập trung vào phát triển chuyên môn nghiệp vụ như xây dựng kế hoạch dạy học và giảng dạy, sử dụng phương pháp dạy học và giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực người học; tư vấn hỗ trợ học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị dạy học, giảng dạy. Nội dung bồi dưỡng cho cán bộ quản lý tập trung vào tăng cường năng lực quản trị nhà trường.

Vân Ngọc

相关内容
推荐内容