Nhận định trên được ông Lê Quang Lương,ểnđổisốlàlĩnhvựcđượctậptrungtronghợptácCNTTViệbongso Chủ tịch Ủy ban Hợp tác CNTT Việt Nam Nhật Bản (VJC), Chủ tịch Công ty Luvina, chia sẻ tại hội thảo Ngày CNTT Nhật Bản - Japan ICT Day 2023 diễn ra tại Hà Nội ngày 31/10.
Mở ra nhiều cơ hội hợp tác lớn giữa doanh nghiệp CNTT 2 nước
Cùng với Ngày CNTT Việt Nam - Vietnam IT Day và triển lãm SODEC tổ chức tại Tokyo (Nhật Bản), Japan ICT Day nằm trong chuỗi hoạt động thường niên nhằm thúc đẩy hợp tác ngành CNTT của 2 nước, do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam - VINASA phối hợp với các hiệp hội, tổ chức CNTT Nhật Bản đồng tổ chức.
Trao đổi tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT (Bộ TT&TT) nhấn mạnh, về thị trường CNTT tại Nhật Bản, Việt Nam là đối tác lớn thứ hai và được ưu tiên lựa chọn bởi các đối tác Nhật Bản. Đồng thời, Việt Nam đang là quốc gia chiếm tới 70% hoạt động gia công ở nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản. Điều đó mở ra cơ hội hợp tác cho nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam với các doanh nghiệp Nhật Bản rất lớn.
Nhu cầu ủy thác phát triển phần mềm của Nhật Bản ước tính hơn 30 tỷ USD/năm, theo số liệu của IPA, ước tính các doanh nghiệp Việt Nam đang chiếm khoảng 6 - 7% thị phần. Doanh thu từ thị trường này đóng góp 14 tỷ doanh thu thị trường phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam năm 2022; tốc độ tăng trưởng luôn ở mức 20 - 40%, dẫn đầu về tăng trưởng trong 3 phân khúc chính là Mỹ, Nhật Bản và châu Âu.
Các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đang phát triển rất mạnh về cả chất lẫn lượng. Hiện nay Việt Nam đã có hơn 10 doanh nghiệp có quy mô trên dưới 1.000 lao động như Rikkeisoft, Luvina, Fujinet, VMO, VTI… Tổng số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT cho các doanh nghiệp Nhật Bản lên tới gần 500 doanh nghiệp.
Với trên 40.000 doanh nghiệp công nghệ số đang hoạt động, trình độ công nghệ của lao động Việt Nam cũng được nâng cao rõ rệt, tới nay các doanh nghiệp Việt đã có thể tham gia vào các giai đoạn từ nghiên cứu, thiết kế tới triển khai các dự án chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ mới như Cloud, Big Data, AI, Blockchain, VR/XR.
“Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những xu hướng công nghệ mới như IoT, AI, Big Data, chuyển đổi số, sự thay đổi trong mô hình kinh doanh hợp tác cùng nguồn nhân lực dồi dào của Việt Nam sẽ mở ra những cơ hội hợp tác lớn, có thể nói là tương lai của hợp tác CNTT giữa doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản thời gian tới”, ông Nguyễn Thanh Tuyên nhận định.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp dự đoán Nhật Bản phải đối mặt tình trạng thiếu tới 800.000 lao động trong lĩnh vực CNTT vào năm 2030 tập trung chủ yếu là ở những mảng như ngành dịch vụ thông tin, cung cấp dịch vụ và phần mềm CNTT, bộ phận hệ thống thông tin của các công ty sử dụng CNTT…
Trong bối cảnh đó, ông Nguyễn Thanh Tuyên cho rằng, sự thiếu hụt nguồn nhân lực cùng nhu cầu tăng cao về nhân lực công nghệ mới sẽ mở ra nhu cầu hợp tác rất lớn cho các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam thời gian tới.
Việt Nam là trọng tâm trong chiến lược toàn cầu của CNTT Nhật Bản
Theo VINASA, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức, Nhật Bản và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt là các doanh nghiệp cỡ vừa và lớn đang tìm kiếm những đối tác có năng lực để hợp tác, nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp chuyển đổi số để tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ông Lê Quang Lương, Chủ tịch VJC đánh giá, sự biến động mạnh về kinh tế khiến các doanh nghiệp Nhật Bản trong các ngành cũng như nhiều lĩnh vực khác ngoài CNTT đang tìm đến khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam nhiều hơn trước.
Trong khi đó, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam cũng đã có thời gian dài tích lũy nguồn lực, quy trình quản lý sản xuất, trình độ công nghệ, văn hóa làm việc và đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng, đã sẵn sàng tham gia, đáp ứng như cầu của các đối tác Nhật Bản.
“Giai đoạn hiện nay cũng như sắp tới, bên cạnh những dự án Offshore - hiện đại hóa những hệ thống cũ với công nghệ mới, doanh nghiệp 2 nước sẽ tập trung vào các dự án chuyển đổi số, nghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực. Các lĩnh vực hợp tác dự kiến sẽ có sự phát triển nhanh và mạnh mẽ bao gồm: sản xuất công nghiệp, công nghiệp ô tô, tài chính bảo hiểm, an toàn thông tin, và công nghiệp bán dẫn”, ông Lê Quang Lương nêu quan điểm.
Đồng quan điểm với VINASA và VJC, Ông Junya Kawamoto, Chủ tịch Ủy ban hợp tác quốc tế của Hiệp hội Công nghiệp dịch vụ CNTT Nhật Bản - JISA cho hay, khảo sát các doanh nghiệp công nghệ về kinh doanh xuyên biên giới được JISA thực hiện vừa qua đã cho thấy rằng chiến lược toàn cầu đang trọng tâm với 4 mảng: Cung cấp sản phẩm toàn cầu, thuê ngoài các nguồn lực, phát triển nguồn nhân lực, và đầu tư nước ngoài.
“ASEAN và Việt Nam đang được xem là trọng tâm chiến lược toàn cầu của doanh nghiệp CNTT Nhật Bản, với 78% doanh nghiệp định hướng cung cấp thị trường này, cao hơn Mỹ (57%) và Trung quốc (50%). 64% doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm nguồn lực, đối tác từ ASEAN. Về đầu tư nước ngoài vào ASEAN, Việt Nam được gần 56% các doanh nghiệp quan tâm, cao gấp 2 lần các nước khác trong khu vực. Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn hợp tác sâu, rộng trong tất cả các mảng của ngành CNTT”, ông Junya Kawamoto thông tin.
Ngày CNTT Nhật Bản là hoạt động xúc tiến hợp tác dành cho các doanh nghiệp CNTT Việt Nam - Nhật Bản, được tổ chức thường niên từ năm 2007. Chương trình được sự bảo trợ của các bộ TT&TT, Công Thương của Việt Nam, với sự phối hợp, hỗ trợ của nhiều tổ chức Nhật Bản, cùng sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, tổ chức CNTT hai nước.
Ngày CNTT Nhật Bản 2023 diễn ra trong 2 ngày 31/10 và 1/11 với 3 hoạt động chính gồm hội thảo, thăm và làm việc với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và kết nối hợp tác.
Các nước ASEAN và Nhật Bản sẽ hợp tác đào tạo nhân lực an toàn thông tin mạngTriển khai ghi nhớ hợp tác giữa các Hiệp hội an toàn, an ninh thông tin của 8 nước ASEAN và Nhật Bản, sắp tới các bên sẽ phối hợp tổ chức nhiều hoạt động, trong đó có việc hợp tác đào tạo nhân lực an toàn thông tin mạng.