Chuyển biến tích cực
Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT và Hội Truyền thông số Việt Nam mới đây đã phối hợp đánh giá và xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT,ânlựcứngdụngCNTTtrongcơquannhànướcvẫnhạnchếcảvềlượngvàchấkết quả thi đấu ngoại hạng anh hôm nay phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) Việt Nam năm 2017 với 3 khối gồm: các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là lần đầu tiên có công bố xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT phát triển CPĐT ở Việt Nam.
Việc đánh giá hiện trạng ứng dụng CNTT, phát triển CPĐT của các bộ, ngành, địa phương trong năm 2017 đã được đơn vị thực hiện báo cáo tiến hành trên 6 khía cạnh chính, bao gồm: hạ tầng kỹ thuật CNTT; ứng dụng nội bộ; cơ chế chính sách cho ứng dụng CNTT, phát triển CPĐT; cung cấp thông tin trên các Cổng/trang thông tin điện tử; cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3 và 4; nhân lực cho ứng dụng CNTT.
Trên cơ sở những kết quả thu được từ khảo sát nêu trên, trong chia sẻ tại hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử 2018 mới đây, ông Nguyễn Thành Phúc - Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) nhận định, ứng dụng CNTT, xây dựng CPĐT Việt Nam trong năm 2017 đã có chuyển biến tích cực.
Trong đó, về cung cấp DVCTT, ông Phúc cho biết, tính đến hết quý II/2018, các bộ, ngành có tổng số 1.575 DVCTT mức độ 3 và 4, gần gấp đôi so với năm 2016 và tỷ lệ dịch vụ có phát sinh hồ sơ trực tuyến đạt gần 39%. Tổng số DVCTT mức độ 3, 4 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến hết quý II/2018 là 48.090, tăng hơn 4 lần so với năm 2016. Tuy nhiên, ở khối tỉnh, thành phố, tỷ lệ dịch vụ có phát sinh hồ sơ trực tuyến lại khá thấp, chỉ đạt 10,51%. “Đây chính là chỉ tiêu quan trọng, các địa phương cần phải phấn đấu trong những năm tới để nâng cao được chỉ số chất lượng dịch vụ”, ông Phúc lưu ý.
Đối với tiêu chí công khai thông tin trên Cổng/trang thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương, theo đánh giá của người đứng đầu Cục Tin học hóa, những năm gần đây Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước đã thực sự là kênh thông tin chính thống, rất quan trọng để truyền tải các văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước đối với người dân và doanh nghiệp; và ngược lại qua đây, người dân, doanh nghiệp cũng kịp thời nắm bắt thông tin, chủ động tra cứu, tìm hiểu các quy định, chính sách, kết quả giải quyết thủ tục hành chính liên quan giúp cho việc tương tác giữa người dân và doanh nghiệp kịp thời, thuận tiện.
Số liệu báo cáo ứng dụng CNTT, phát triển CPĐT năm 2017 cho thấy, tính theo thang điểm 100, các Bộ đạt 81/100 điểm về cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử và điểm số của các tỉnh là 82/100.
Với ứng dụng trong nội bộ cơ quan nhà nước, đại diện Cục Tin học hóa cho hay, ứng dụng trong quản lý văn bản và điều hành (QLVB&ĐH) là ứng dụng quan trọng nhất, đến nay 100% các Bộ, tỉnh đã có hệ thống QLVB&ĐH, trong đó tỉ lệ các bộ có hệ thống QLVB&ĐH dùng chung là gần 95% và ở các tỉnh là trên 73%. “Với việc sử dụng thư điện tử, công chức hiện nay đã tạo thành văn hóa sử dụng thư điện tử, trao đổi công việc hiện chủ yếu qua thư điện tử, không phải viết tay như trước. Tại các Bộ, tỉ lệ cán bộ thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc đạt gần 99% và tỉ lệ này ở các tỉnh là gần 83%”, đại diện Cục Tin học hóa nêu.
Về hạ tầng ứng dụng CNTT phục vụ CPĐT, số liệu khảo sát của Cục Tin hóa cho thấy, đến nay, 18/19 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 50/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có mạng WAN; số cơ quan kết nối vào mạng WAN đạt 95% với các Bộ, gần 78% với các cơ quan chuyên môn ở tỉnh và trên 80% với các quận/huyện. Cùng với đó, đã có 18/19 bộ, ngành và 54/63 tỉnh, thành phố đã có Trung tâm dữ liệu (phòng máy chủ), trong đó có 12/18 bộ, ngành và 18/54 tỉnh, thành phố có thêm Trung tâm dữ liệu (phòng máy chủ) dự phòng nhằm đảm bảo an toàn thông tin tốt hơn.