Tối thứ Sáu vừa rồi,ườiSàiGònhàohứngvìxeômcôngnghệmởlạxem kết quả bóng đá trực tuyến hôm nay chị Thu Vân (quận 7) và 3 người bạn hẹn nhau uống bia ở một quán khá có tiếng tại quận 3. Cả 4 người đều bắt xe ôm công nghệ đến điểm hẹn. Hôm đó là ngày đầu tiên sau hơn 4 tháng, người Sài Gòn lại được di chuyển bằng dịch vụ gọi xe hai bánh. “Cảm giác cực kỳ vui vẻ vì có thêm lựa chọn đặt xe tiết kiệm. Ngoài ra, xe hai bánh cũng dễ gọi hơn so với xe 4 chỗ”, chị Thu Vân hào hứng. Trong nhóm này có người di chuyển từ quận vùng ven Tân Phú, thường ngày phải trả gần 200 ngàn tiền GrabCar nhưng tối đó chỉ phải chi khoảng 70 ngàn cho GrabBike. Một người bạn khác của chị Vân đặt xe qua ứng dụng Be, được khuyến mãi từ ví điện tử nên chỉ trả 2 ngàn đồng cho cuốc xe hơn 8km. Khoảng 9 giờ tối, nhóm bạn đặt 4 tài xế xe hai bánh chở về nhà an toàn, không lo phải lái xe khi đã có cồn trong người.
Trên thực tế, các ứng dụng gọi xe mở lại rất thận trọng dịch vụ gọi xe hai bánh. Một số ứng dụng vẫn chưa công khai tính năng xe ôm công nghệ ở trang chủ ứng dụng ở ngày đầu tiên. Phải đến sáng hôm qua 20/11, các tính năng này mới hiển thị rõ ràng. Những người trông ngóng xe ôm công nghệ mở lại chính là những người đầu tiên thử nghiệm dịch vụ này ở những ngày mới mở lại. Chị Kim Cúc (Gò Vấp) mấy tuần nay phải tự đi xe máy hoặc đạp xe ra phố đi bộ mỗi sáng cuối tuần. Sáng thứ Bảy vừa rồi, chị đã đặt xe 2 bánh cho chuyến đi chơi từ rạng sáng. “Mình cảm thấy vui lắm. Cuộc sống tiện lợi đã quay trở lại”, chị Cúc cho hay. Ở chuyến đi đầu tiên, tài xế cẩn thận xịt khử khuẩn chiếc nón bảo hiểm cho chị Cúc trước khi đưa cho khách đội. Với tài xế thứ hai, anh này cho hay hôm đó là chuyến đầu tiên anh chở khách sau dịch. “Anh tài xế rất vui và nói lâu lắm rồi mới được chở khách và trò chuyện cùng khách hàng. Hai anh em còn kể về chuyện trải qua mùa dịch ra sao, rất ấm lòng”, chị Cúc kể. Khi dịch vụ xe ôm công nghệ mở lại, những người dùng nữ giới cảm thấy hào hứng hơn cả. Nhóm này không muốn phải chạy xe vào buổi tối, không muốn tự cầm lái khi đi xa, hoặc khi có hẹn hò phải uống rượu bia. Chị Thái Trâm (thành phố Thủ Đức) cũng nằm trong nhóm mong chờ được đặt xe hai bánh. Nhà chị ở xa, có những thời điểm phải đặt xe 4 chỗ với giá hơn 200 ngàn đồng/cuốc xe. Có những cuộc hẹn ở xa quá chị đành phải huỷ. “Nhưng nay có xe ôm công nghệ rồi thì em có thêm lựa chọn. Xe hai bánh vừa rẻ vừa dễ len lỏi, đi nhanh hơn xe 4 bánh vào giờ cao điểm”, chị Trâm giải thích. Không có xe ôm công nghệ khiến những người được hỏi ở trên chỉ cảm thấy bất tiện, tuy nhiên với một số người khác lại là một khó khăn lớn. Chẳng hạn, một số chị em không biết đi xe máy, hàng ngày đi làm bằng xe ôm. Hay một số khác chân tay bị yếu không thể điều khiển phương tiện giao thông, thường phụ thuộc vào tài xế công nghệ. Như anh Thế Mỹ (thành phố Thủ Đức) bị tai nạn giao thông nên không thể đi xe máy, nhiều tháng nay phải di chuyển bằng taxi hoặc xe 4 chỗ. Từ nhà anh lên công ty tốn khoảng 350 ngàn tiền GrabCar, nhưng nếu đi GrabBike thì chỉ tốn khoảng một nửa. Xe ôm công nghệ được mở lại không chỉ giúp người Sài Gòn di chuyển thuận tiện hơn mà còn giúp nhiều tài xế có công ăn việc làm. Anh Nguyễn Thành Long, tài xế hãng Be cho hay, được chở khách trở lại khiến anh cảm thấy vui vẻ, hào hứng hơn. Công việc cũng giúp anh có thêm nguồn thu nhập sau khoảng thời gian dài ngưng trệ vì dịch bệnh. Hiện nay, do cấp độ dịch của thành phố ở mức 2 nên mỗi hãng gọi xe chỉ được cho 50% tài xế xe hai bánh chở khách. Tất cả các tác tài xế phải tuân thủ 5K và đã tiêm ít nhất 1 liều vắc-xin sau 14 ngày, hoặc đã khỏi bệnh Covid-19. Theo các quy định nói trên, Gojek cho hay họ có hàng ngàn tài xế đủ chuẩn. Hãng này đã, đang lập danh sách phương tiện và người điều khiển phương tiện gửi đến Sở GTVT TP.HCM để cập nhật trên trang thông tin điện tử của sở. Hải Đăng Xe ôm công nghệ chính thức hoạt động trở lại tại TP.HCMCác hãng đều thông báo mở lại dịch vụ xe ôm công nghệ tại TP.HCM, ngay sau khi Sở GTVT có văn bản hướng dẫn và cho phép dịch vụ này hoạt động trong điều kiện dịch ở cấp độ 2, không quá 50% số xe. |