Nhằm hạn chế tối đa khả năng lây lan của dịch Covid-19 cũng như trợ giúp truy vết các ca nhiễm dễ dàng hơn trong giai đoạn nới lỏng giãn cách,ổbiếnviệcquétmãQRtronggiaiđoạnbìnhthườngmớkèo chấp 1/2 nhiều tỉnh thành đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ nhằm tăng cường giám sát. Trong đó, việc sử dụng mã QR tại nơi công cộng, các điểm kinh doanh, cơ sở dịch vụ… được coi là một trong những yếu tố then chốt để chống dịch.
Quét mã QR khai báo y tế, quản lý người ra vào nơi công cộng
Từ đầu tháng 10, các tỉnh thành đã bắt đầu thực hiện nới lỏng giãn cách. Nhiều hoạt động sản xuất, thương mại, kinh doanh, dịch vụ được cho phép hoạt động lại như chợ truyền thống, trung tâm thương mại, siêu thị, ăn uống, cắt tóc, gội đầu… Tuy nhiên, không chủ quan trước diễn biến còn phức tạp của dịch Covid-19, công tác giám sát được các tỉnh thành tăng cường thông qua kiểm tra thông tin tiêm chủng của người dân, đồng thời người dân phải thực hiện việc khai báo y tế, khai báo di chuyển nội địa… bằng cách quét mã QR.
Đơn cử, tại TP.HCM, theo Chỉ thị 18 vừa ban hành các cơ quan, đơn vị được hoạt động phải đăng ký mã QR. Từ ngày 8/10, các đơn vị phải quét mã QR của toàn bộ người đến liên hệ công tác, giao dịch, sử dụng dịch vụ. Hiện Sở Thông tin và Truyền thông thành phố đã cấp hơn 46.000 mã QR cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Tại Hà Nội, các địa điểm kinh doanh bắt buộc phải tạo mã QR cũng như người dân tham gia mua, bán phải thực hiện quét mã QR khi ra vào những nơi này. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, đến ngày 5/10, tổng số địa điểm quét mã QR trên địa bàn thành phố Hà Nội là 542.345.
Lực lượng chức năng đang quét mã QR ra vào thành phố của phương tiện giao thông (Ảnh Phạm Ngôn - Zingnews) |
Tương tự, tỉnh Bình Dương đã yêu cầu các sở, ngành, địa phương áp dụng quét mã QR để quản lý người ra vào địa điểm công cộng, nơi tập trung đông người, cơ sở sản xuất, kinh doanh, làm việc, giải trí… thuộc phạm vi, địa bàn quản lý từ ngày 27/9 để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 trong điều kiện bình thường mới.
Còn tại Bắc Giang, tỉnh này cũng yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống, spa, massage, xông hơi, thể thao, các cơ sở tư vấn du học, dạy thêm, học thêm, trung tâm ngoại ngữ phải thực hiện mở mã QR để yêu cầu tất cả khách hàng, người học đến sử dụng dịch vụ, học tập phải khai báo y tế bằng cách quét mã QR.
Dễ dàng, thuận tiện với đa số người dân
Sự nhất quán của cơ quan quản lý trong phổ biến, áp dụng đã giúp việc quét mã QR khai báo thông tin khi đi mua hàng, sử dụng dịch vụ hay khi đến những nơi công cộng... đang dần trở thành thói quen của người dân.
Việc quét mã QR cũng tương đối đơn giản nhờ sự hỗ trợ của camera trên các dòng điện thoại cao cấp hoặc chính trong ứng dụng Zalo mà họ dùng hằng ngày. Thậm chí, người dùng có thể lưu trữ mã QR cá nhân nhờ sự hỗ trợ của ứng dụng này để tiện xuất trình khi cần thiết.
Điều này tạo sự tiện lợi cho người dân, đặc biệt là những người lớn tuổi hay những người không thường xuyên tiếp xúc, am hiểu nhiều về công nghệ.
Người dân xuất trình mã QR Khai báo y tế được lưu trữ trong thư mục “Ví QR”. (Ảnh: Y Kiện -Zingnews) |
Tương tự, với những người có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra thông tin người dân cũng có thể “Quét mã QR” dễ dàng.
“Tính năng quét QR” của Zalo liên tục được cập nhật, cải tiến. Ảnh chụp màn hình |
“Tôi thấy việc quét mã QR khi đến nơi công cộng để khai báo thông tin nên là thói quen giống việc chúng ta đeo khẩu trang vậy, nếu ai cũng có ý thức thì dịch sẽ được kiểm soát. Tôi thấy việc quét mã QR bằng Zalo cũng dễ dàng, ai cũng có thể làm được”, anh Minh Hoàng (quận 12, TP.HCM) nhận định.
Công nghệ quét mã QR trong giai đoạn bình thường mới được kỳ vọng sẽ hỗ trợ công tác phòng và chống dịch Covid-19. Nhờ sự hỗ trợ của các ứng dụng như Zalo và camera thông minh, việc quét mã QR đang trở nên đơn giản, và dễ dàng với người dân hơn bao giờ hết.
Phương Dung
(责任编辑:Cúp C2)