Thuốc kê đơn vẫn bán tràn lan_kết quả victoria úc
Ngày 19/10,ốckêđơnvẫnbántràkết quả victoria úc tại Hội thảo Phát triển thị trường dược phẩm trong nước - Giải pháp từ chuyển đổi số do báo Tuổi trẻ tổ chức, ông Nguyễn Hữu Trọng, tổng thư ký Hội tin học y tế Việt Nam nhấn mạnh, tình trạng bán, mua thuốc không đơn rất phổ biến, kể cả các loại thuốc kê đơn, thuốc kháng sinh, làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh.
Theo ông Trọng vấn đề cần đặt ra hiện nay là tình trạng mua thuốc kê đơn quá dễ dàng. Thực tế việc sử dụng đơn thuốc giấy không thể quản lý được bán thuốc theo đơn.
Chuyên gia này cho rằng, với đơn thuốc giấy không xác minh được đơn thuốc có đúng không, người kê đơn có đủ thẩm quyền kê đơn hay không. Đơn thuốc giấy cũng không thể xác nhận được cập nhật trạng thái đơn, dẫn đến tình trạng người dân sử dụng đơn thuốc nhiều lần, nhà thuốc bán nhiều lần cùng một đơn.
"Hơn nữa, đơn thuốc giấy sẽ không quản lý được thời hạn đơn, trong khi quy định hiện nay thuốc kê đơn là 5 ngày. Nhưng thực tế, người dân chỉ cần mang đơn đi, dù cả năm trước vẫn dễ dàng mua thuốc", ông Trọng nói.
Cùng quan điểm này, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, tình trạng kháng kháng sinh hiện nay rất đáng báo động.
"Nếu không hành động hôm nay, ngày mai khó chữa. Tình trạng kháng kháng kháng sinh gây ra nhiều hệ lụy, bác sĩ nhìn bệnh nhân đau yếu mà bất lực vì không còn thuốc gì chữa được", ông Khuê nói.
Cũng theo chuyên gia này, việc quản lý kê đơn thuốc, đặc biệt ngoài cộng đồng là rất quan trọng.
"Bước chân ra khỏi cổng Bộ Y tế là mua được thuốc, dù là thuốc bắt buộc kê đơn. Đó là vấn đề cần quản lý, với sự kết hợp cửa cơ quan quản lý nhà nước", ông Khuê nói.
Ông Khuê nhấn mạnh việc quản lý thuốc bán theo đơn, sử dụng thuốc theo đơn, dù bán online hay trực tiếp, nguyên tắc số 1 phải đảm bảo an toàn sử dụng thuốc cho người bệnh.
Theo ông Trọng, việc xây dựng hệ thống bán thuốc và quản lý đơn thuốc theo đơn quốc gia là cần thiết, giúp đảm bảo minh bạch đơn thuốc, thuốc bán theo đơn, để sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả giúp người dân tránh "đại dịch kháng thuốc" đang là hiểm họa toàn cầu.
Ông Trọng cũng đề nghị cần giám sát việc bán thuốc điện tử theo quy định, đồng thời tuyên truyền người dân mua thuốc theo đơn. Chính phủ cần ban hành hoặc sửa đổi bổ sung các chế tài xử phạt để đủ cơ sở khám chữa bệnh và bán thuốc phải thực hiện.
Cũng theo chuyên gia này, việc bán thuốc online hoàn toàn có thể triển khai việc bán thuốc trên sàn thương mại điện tử một cách hợp lệ.
Tại hội thảo, ông Chu Đăng Trung, trưởng phòng pháp chế - hội nhập, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, trong dự thảo sửa đổi bổ sung Luật Dược 2016 có nhiều điểm mới.
Đối với đa dạng hóa hệ thống và phương thức kinh doanh, phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc, ông Trung nêu rõ dự thảo bổ sung một số loại hình và phương thức kinh doanh mới như cơ sở tổ chức chuỗi nhà thuốc.
Theo ông Trung, việc kinh doanh theo phương thức thương mại điện tử song song với kinh doanh truyền thống sẽ được thực hiện qua các sàn giao dịch thương mại điện tử; website thương mại điện tử bán hàng có chức năng đặt hàng trực tuyến; ứng dụng thương mại điện tử bán hàng có chức năng đặt hàng trực tuyến.
Ngoài ra, dự thảo luật đề cập đến nguyên tắc quản lý giá thuốc phải đảm bảo theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc theo quy định pháp luật.
"Các biện pháp quản lý giá thuốc là niêm yết giá bán buôn, giá bán lẻ thuốc theo quy định của pháp luật về giá. Bình ổn giá thuốc theo quy định của pháp luật về giá. Hiệp thương giá thuốc theo quy định của pháp luật về giá. Đàm phán giá thuốc đối với các gói thầu mua thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá theo quy định của pháp luật về đấu thầu", ông Trung thông tin.