Dẹp độc quyền nhà mạng tại chung cư_cập nhật tỉ số
时间:2025-01-25 15:22:44 出处:World Cup阅读(143)
Sở TT&TT TP.HCM đề xuất xóa độc quyền cung cấp viễn thông ở các tòa nhà chung cư,ẹpđộcquyềnnhàmạngtạichungcưcập nhật tỉ số văn phòng, khách sạn.
Sở TT&TT TP.HCM vừa công bố dự thảo quy định về thiết lập và sử dụng hạ tầng bưu chính, viễn thông tại các tòa nhà có nhiều chủ sử dụng (chung cư, văn phòng, khách sạn…) để các đơn vị nghiên cứu và góp ý.
Đáng chú ý, quy định này nêu rõ việc xây dựng, lắp đặt hệ thống cáp viễn thông trong tòa nhà là trách nhiệm của chủ đầu tư. Các doanh nghiệp viễn thông và truyền hình cáp có quyền bình đẳng trong việc cung cấp dịch vụ cho người sử dụng trong tòa nhà. Điều này có nghĩa các mạng không còn được “một mình một chợ” như trước đây.
Đặc biệt dự thảo quy định hệ thống hạ tầng viễn thông, truyền hình trong tòa nhà chung cư (gồm hệ thống cáp viễn thông, tủ phân cáp, giá đấu dây viễn thông được dùng để cung cấp dịch vụ viễn thông) thuộc sở hữu chung của chung cư. Như vậy, việc sử dụng dịch vụ của đơn vị nào, giá thành ra sao là do ban quản trị chung cư quyết định chứ không phải do chủ đầu tư.
Nỗi khổ sử dụng dịch vụ độc quyền
Anh Trung Hiếu, sống tại chung cư tái định cư Bình Khánh, quận 2 tỏ ra bức xúc khi đường truyền hình cáp ở chung cư này chỉ có duy nhất một công ty viễn thông cung cấp, còn điện thoại và Internet là của một nhà mạng khác.
Anh Hiếu nói: “Lúc đầu tôi cứ nghĩ sử dụng gói truyền hình cáp và Internet của doanh nghiệp trên vừa tiện lợi lại rẻ hơn so với việc tách riêng từng dịch vụ của các nhà cung cấp khác nhau. Nhưng khi sử dụng rồi mới hiểu cảm giác tức như bị bò đá là thế nào”.
Anh Hiếu dẫn chứng nhiều khi đang xem tivi thì bỗng nhiên “đứng hình”, có khi hình ảnh giở chứng giật giật, nhòe nhoẹt. Nhưng như vậy vẫn chưa bực bằng khi đang xử lý công việc gấp thì Internet “đứt” luôn. Những lần như vậy anh chỉ còn cách đi ra quán cà phê làm việc, bởi chờ nhân viên bảo trì thì phải đến 24 giờ sau, có khi vài ngày sau mới có người đến sửa.
Người dân ở chung cư phải được quyền tự do lựa chọn dịch vụ viễn thông, truyền hình. Ảnh: Q. NHƯ |
Phản ánh với ban quản lý chung cư về chất lượng dịch vụ và muốn đổi sang nhà cung cấp khác thì nhận được câu trả lời: “Anh chịu khó chờ. Chúng tôi đang đàm phán với một số đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông”.
Người dân ở chung cư 584 thuộc quận Tân Phú cho biết gần 10 năm qua tại chung cư này chỉ có một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nên không có sự lựa chọn. Sau nhiều năm sử dụng, hệ thống cáp ở chung cư này mục, đứt, gây trục trặc thường xuyên cho người sử dụng. Đã vậy việc thay thế, sửa chữa không hề đơn giản, vì chung cư này đang tồn tại nhiều tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân.
Xóa độc quyền để dân nhờ
Bà V., ngụ chung cư 584 cho hay rất tán thành việc quy định hạng mục viễn thông thuộc sở hữu chung của cư dân chung cư. “Khi đó, chúng tôi có quyền họp lại, đánh giá nhà cung cấp dịch vụ nào chất lượng hơn thì chọn, thay đổi, thậm chí thương lượng để có giá dịch vụ tốt nhất. Nếu cứ để cho chủ đầu tư sở hữu hệ thống này thì chủ đầu tư có thể có lợi ích riêng, “đi đêm” với nhà cung cấp và làm ngơ về giá cả, chất lượng chứ không bảo vệ quyền lợi cho cư dân”.
Luật sư Lê Thanh Trang, Công ty Luật Tia Sáng, cho rằng cần phải có quy định về xóa tình trạng độc quyền nhà mạng ở chung cư. Người dân phải được quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cho mình, có thể thông qua ban quản trị chứ không phụ thuộc vào chủ đầu tư. Các chủ đầu tư phải công khai rõ ràng về dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ, giá dịch vụ... mà người dân sẽ sử dụng.
“Điều này giúp cho người dân được hưởng dịch vụ một cách bình đẳng mà không bị o ép vì độc quyền. Người dân không chấp nhận việc bỏ tiền ra mà phải sử dụng dịch vụ với chất lượng kém” - ông Trang nhấn mạnh.
Giá dịch vụ, căn hộ có tăng?
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), nêu quan điểm: “Chống độc quyền nhà mạng tại chung cư là đúng. Nhưng nếu nhà thầu đứng ra lắp đặt hệ thống cáp viễn thông ngay khi thi công tòa nhà thì cũng chẳng khác nào hình thức độc quyền. Lý do là những đơn vị tham gia kinh doanh sau đó đều phải phụ thuộc vào điều kiện do chủ đầu tư hạ tầng cáp đưa ra. Nếu các bên thỏa thuận êm đẹp thì không sao nhưng bất đồng quan điểm thì rõ ràng ưu thế vẫn thuộc về phía chủ đầu tư hạ tầng cáp”.
Một điểm băn khoăn nữa là trong dự thảo về chống độc quyền có quy định phần thi công hạ tầng cáp phải do chủ đầu tư dự án thực hiện. Như vậy chi phí sẽ tính vào giá thành và người tiêu dùng sẽ phải trả khi mua nhà.
Mặt khác, trong trường hợp để tiết kiệm chi phí, chủ đầu tư có thể sẽ không thuê đơn vị tư vấn chuyên môn về cáp viễn thông dẫn đến thi công hạ tầng cáp không đạt chuẩn để dung nạp nhiều nhà mạng cùng lúc như FPT, VNPT, Viettel, SCTV, HTVC… Khi đó sẽ khổ cho người dân vì không được tự do lựa chọn dịch vụ theo ý thích.
“Do vậy, bên cạnh bài toán chống độc quyền thì cũng nên đặt ra một chuẩn mực kỹ thuật để chung cư cao tầng đều phải xây dựng hạ tầng cáp, băng thông đạt chuẩn và tương thích với tất cả dịch vụ viễn thông, truyền hình, Internet. Qua đó để người dân được quyền tự do lựa chọn bất cứ dịch vụ viễn thông, truyền hình nào mà họ muốn sử dụng” - ông Châu góp ý.