Chương trình môn Lịch sử có thể điều chỉnh, nhưng cần tránh cảm tính_kết quả trận sao paulo
Lý lẽ của Ban soạn thảo đã thuyết phục Hội đồng thẩm định chương trình
PGS Trần Kiều,ươngtrìnhmônLịchsửcóthểđiềuchỉnhnhưngcầntránhcảmtíkết quả trận sao paulo Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định Chương trình tổng thể giáo dục phổ thông của Bộ GD-ĐT (Chương trình Giáo dục phổ thông 2018).
Chia sẻ lại câu chuyện thẩm định cách đây 4 năm, PGS Trần Kiều cho biết, trong thành phần hội đồng thẩm định chương trình mới khi ấy có 2 nhà Sử học, và một trong hai người là cố GS Phan Huy Lê (từng giữ chức vụ Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam).
GS Trần Kiều cho biết cả Chương trình tổng thể và Chương trình môn học, hoạt động giáo dục đều được thẩm định theo đúng quy trình với các tiêu chí cụ thể do Bộ GD-ĐT ban hành.
Riêng với môn Lịch sử, cố GS Phan Huy Lê rất quan tâm tới việc dạy và học Sử trong trường phổ thông. Những góp ý cho chương trình của ông hiện vẫn được lưu lại trong các biên bản làm việc của hội đồng thẩm định.
Với đề xuất Lịch sử là môn học lựa chọn ở bậc THPT, theo PGS Trần Kiều, những lý lẽ được tiểu ban chương trình đưa ra chặt chẽ và thuyết phục, do đó các thành viên trong Hội đồng thẩm định đều đồng ý với việc tổ chức dạy học này. Hội đồng thẩm định cho rằng kiến thức lịch sử phổ thông đã được chuẩn bị đầy đủ ở tiểu học và THCS. Khi lên THPT, nếu học sinh yêu thích môn học này thì tiếp tục tìm hiểu.
Trước những tranh luận hiện nay về việc dạy học bắt buộc đối với môn Lịch sử ở bậc THPT cho tất cả học sinh, PGS Trần Kiều cho biết quan điểm của ông là “Chương trình hoàn toàn có thể điều chỉnh chứ không phải cố định”.
“Tuy nhiên, nếu điều chỉnh phải đưa ra được lý do đúng, chặt chẽ; có cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để đánh giá, chứ không thể đưa ý kiến một cách cảm tính là phải sửa.
Nếu điều chỉnh, nội dung phải cụ thể, kế hoạch phải được chuẩn bị kỹ càng về thời gian, tiến độ thực hiện để tránh ảnh hưởng lớn đến cấu trúc chương trình đã được phê duyệt”.
Với thực tế là chỉ còn vài tháng nữa là bắt đầu năm học mới, PGS Trần Kiều đề xuất hãy để qua triển khai thực tế rồi khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mới trong đó có việc tổ chức dạy học môn lịch sử để thấy các vấn đề thực tiễn đặt ra có liên quan tới đề nghị học bắt buộc hay tự chọn. Từ đó đưa ra giải pháp thuyết phục để quyết định tự chọn hay bắt buộc.
Sẽ là thách thức nếu Lịch sử là môn tự chọn PGS.TS Nguyễn Quang Liệu, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) đưa ra quan điểm, trong giai đoạn hiện nay, nếu để Lịch sử trở thành môn học tự chọn là chưa phù hợp. Bởi lẽ, trước đây, khi môn học này là môn bắt buộc, nhiều học sinh vẫn thờ ơ, không có sự quan tâm đúng mực. Do đó, nếu trở thành môn học tự chọn, đây sẽ là một thách thức. “Căn cứ vào quá trình học tập của học sinh trong thời gian qua, tôi nghĩ rằng sẽ có rất ít người học lựa chọn Lịch sử nếu môn học này trở thành môn tự chọn. Điều này sẽ gây xáo trộn đội ngũ giáo viên hiện nay. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cần giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, khát vọng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội”. Vì thế, vị hiệu trưởng này cho rằng, chỉ khi biến Lịch sử trở thành môn học khiến học sinh hứng thú, yêu thích, thì dù là môn học lựa chọn hay bắt buộc, Lịch sử vẫn có chỗ đứng. “Còn khi chưa làm được điều này, để Lịch sử trở thành môn học lựa chọn, tôi nghĩ sẽ không phù hợp”, PGS.TS Nguyễn Quang Liệu nói. Việc để môn học này trở nên hấp dẫn và lôi cuốn với học sinh hơn, PGS Liệu cho rằng, trước hết giáo viên cần phải thay đổi. Những người dạy Lịch sử cần phải là những người được đào tạo bài bản, tâm huyết, có trách nhiệm, đồng thời cần phải không ngừng đổi mới sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, kỹ thuật thi và đánh giá. Ngoài ra, thay vì mang nặng tính hàn lâm, thông tin sự kiện, số liệu nhàm chán, sách giáo khoa cũng cần phải được thiết kế sao cho hấp dẫn và lôi kéo học sinh hơn. Ví dụ, nội dung bài học có thể được xây dựng giống như những câu chuyện được kết nối logic, dẫn dắt linh hoạt sao cho phù hợp với từng độ tuổi, đối tượng. Một yếu tố quan trọng khác, cần phải xác định đúng vị trí, vai trò của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục hiện nay. Theo PGS Liệu, chính trong các nhà trường hiện cũng chưa thật sự coi trọng môn Lịch sử; bản thân phụ huynh vẫn coi môn học này là môn phụ, môn không quan trọng... Đó cũng là những nguyên nhân khiến học sinh không mấy hứng thú và yêu thích môn học này. Chỉ còn khoảng 3 tháng nữa năm học mới sẽ bắt đầu, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là Chính phủ cần phải sớm quyết định môn Lịch sử là môn học bắt buộc hay lựa chọn, từ đó các trường và giáo viên mới có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng nhất. |
Phương Chi – Thúy Nga
本文地址:http://pro.rgbet01.com/html/065a499587.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。