Con người chi phối công nghệ hay công nghệ thao túng con người?àihọcchothếkỷConngườichiphốicôngnghệhaycôngnghệthaotúngconngườbảng xếp hạng bàn thắng ngoại hạng anh
Trong hàng ngàn năm nay con người luôn đi tìm ý nghĩa của sự sống, của cuộc đời, của ý chí tự do tuyệt đối. Nhưng những bằng chứng khoa học hiện nay chỉ ra rằng, con người không hề có ý chí tự do tuyệt đối. Chúng ta là một thực thể sinh học chạy các thuật toán sinh hóa dưới tác động đầu vào của các yếu tố ngoại cảnh, các mẩu thông tin chúng ta thu thập được hàng ngày.
Khi chúng ta đọc báo, lướt Facebook, chúng ta đang bị ảnh hưởng của chính những thông tin chúng ta thu được và do đó, chúng ta bị thao túng. Với kỷ nguyên thông tin bùng nổ hiện nay, thậm chí sẽ chẳng có chút thời gian để xem liệu những thông tin chúng ta thu được ấy có đáng tin hay không, có phục vụ cho mục đích của ý chí tự do của chúng ta hay không.
Về cơ bản chúng ta bị chính các thuật toán thao túng. Chúng ta trao quyền cho nó để cuộc sống chúng ta tiện lợi hơn, tuy nhiên khi đã quá quen với nó, thậm chí chúng ta chẳng còn biết suy nghĩ. Cái gì không biết, ta sẽ tra Google đầu tiên, thay vì động não suy nghĩ. Khi đã quá quen với sự tiện dụng, chúng ta dần loại bỏ việc tự học. Có lẽ con người đang ngày càng ngu dốt nhưng lại thiếu khiêm nhường.
Chúng ta đánh giá quá cao bản thân, cứ tưởng mình biết hết rồi, nhưng hóa ra cuối cùng những gì ta biết đều chỉ nằm trên Google chứ đâu có trong đầu chúng ta? Rồi đây chúng ta sẽ đối mặt với việc bị thao túng, bị theo dõi, bị giám sát bởi những nhà nước độc tài, bởi những tập đoàn siêu cường công nghệ, và một cách cực đoan hơn như bộ phim Ma trận,chúng ta sẽ bị thao túng tâm trí trong một cỗ máy mô phỏng mà không thể thoát ra được.
Cộng đồng, dân tộc, văn minh và tôn giáo
Vậy con người cần làm gì? Như cách giải quyết trước đây của tổ tiên chúng ta, chúng ta phải chung sức lại. Những tổ tiên Homo Sapiens của chúng ta đã liên hợp thành các bộ lạc để săn bắt được nhiều hơn, để chống thú dữ tấn công và sau này là liên hợp thành nhà nước để giải quyết các vấn đề về lũ lụt, về thời tiết, hoặc khai hoang…
Những vấn đề hiện nay cũng đòi hỏi con người phải chung sức thành một tập thể chung. Tuy nhiên, điều đó là không dễ hoặc thậm chí là bất khả thi, trừ khi những vấn đề đã xảy ra đến mức không thể đảo ngược. Con người hiện nay vẫn đang dò dẫm trong các mô hình nhà nước cũ, các mô hình tôn giáo, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, khi ai cũng coi mình là thượng đẳng, quốc gia, dân tộc mình là loài độc đáo nhất trên đời. Lấy Chúa trời để biện minh cho tôn giáo và công kích thậm chí gây xung đột với các cộng đồng khác.
Con người đang trở lên ích kỷ trong những vấn đề nhỏ nhặt mà quên đi những vấn đề đe dọa to lớn phía trước. Chúng ta đang đi tìm ý nghĩa cuộc sống của mình qua dân tộc, qua tôn giáo, qua sùng tín, qua ảo tưởng của bản thân vào chính mình và dân tộc, tôn giáo của mình, nhưng lại quên đi ý nghĩa thực sự của cuộc đời.
Harari tin rằng thực ra con người tồn tại không vì một ý nghĩa gì mà chúng ta nghĩ ra. Chúng ta không tồn tại để bảo vệ một tôn giáo gì, không tồn tại bỏi vì một dân tộc nào, bởi không có nó, không có chúng ta thì thế giới vẫn thế thôi. Chúng ta cũng chẳng tồn tại vì mình, bởi chẳng có sự gì trên đời là vĩnh hằng. Lý do tồn tại duy nhất của chúng ta là sống cuộc sống của chúng ta ở thực tại mà thôi.
Vậy con người cần làm gì trong thực tại mới này?
Mặc dù tên của cuốn sách là 21 bài học tuy nhiên, thực chất nó đúng hơn là 19 lời cảnh tỉnh và 2 bài học mà thôi. Đó là những lời cảnh tỉnh về thế giới, về những mối nguy của nhân loại, những thứ xưa cũ chúng ta vẫn đang hiểu lầm hoặc cố tình lợi dụng. Và 2 bài học sâu sắc đó là cách thức giáo dục của chúng ta và ý nghĩa cuộc đời của chúng ta.
Thế kỷ mới đòi hỏi ở con người không chỉ là kiến thức mà là những kỹ năng mềm để nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi bao gồm: Tư duy phản biện (critical thinking), Giao tiếp (communication), Hợp tác (collaboration) và Sáng tạo (creative). Việc giáo dục con người sẽ cần chuyển trọng tâm từ việc nhồi nhét kiến thức sang phát triển các kỹ năng thích nghi với sự học tập nhanh chóng của thời đại mới, kỹ năng chọn lọc những thông tin có ích mà chúng ta được tiếp cận. Đó là những gì con người cần để tìm được ý nghĩa cuộc sống của bản thân.
Một ý nghĩa của sự tồn tại chính là hiện tại. Là sự trải nghiệm hiện tại của chính bản thân mỗi chúng ta. Chúng ta không sống vì ai hết, không sống vì bất kỳ ý tưởng hay câu chuyện nào của người khác, kể cả chính chúng ta. Bởi thực ra, trong vũ trụ rộng lớn này, con người chỉ như tập hợp của những hạt phân tử luôn luôn biến động mà thôi. Các quốc gia rồi sẽ tiêu biến, các tôn giáo cũng không vĩnh hằng, ngay cả danh tiếng đóng góp của chúng ta chăng nữa. Thứ duy nhất thực sự tồn tại chính là vũ trụ, chính là khoảnh khắc hiện tại.
Cuốn sách có đôi chút lấn cấn ở tư tưởng quá hoài nghi và thiếu niềm tin của tác giả. Nhưng 21 bài học của thế kỷ 21 vẫn có thể coi là một siêu phẩm về lịch sử, chính trị. Noah Harari đã nhìn nhận bao quát những vấn đề lớn nhất và nóng nhất của nhân loại hiện nay.
Ông biết những vấn đề đó đang ở đâu trên tấm bản đồ toàn cầu, và biết trình bày những vấn đề ấy bằng phương pháp biện giải nhân quả, cùng với phân tích định lượng các biến cố xã hội đang xảy ra làm cho những điều đề cập hết sức thuyết phục đến người đọc. Hàng loạt các vấn đề của nhân loại, và với chính bản thân của mỗi chúng ta đều được nhìn nhận một cách thấu đáo và hết sức chi tiết, nhưng lại không thiếu phần gợi mở.
Tác giả không đưa ra chính xác những bài học quá cụ thể cho tất cả chúng ta mà ông dừng lại ở mức gợi mở những gì mà con người nên suy nghĩ, nên đi đến. Một tác phẩm đáng để đọc và suy ngẫm.
Tình Lê
Cuốn sách "21 bài học cho thế kỷ 21" là hồi chuông cảnh tỉnh cho một thế giới đang không ngừng biến chuyển.