Tin mới: Đang uống nước, nam thanh niên đột ngột ngã quỵ_tỷ số albania
- Đang uống nước cùng bạn bè,ớiĐanguốngnướcnamthanhniênđộtngộtngãquỵtỷ số albania nam thanh niên đột ngột ngã quỵ, mất ý thức dù trước đó vẫn hoàn toàn khoẻ mạnh.
Khoa Cấp cứu A9, bệnh viện Bạch Mai mới cứu sống một trường hợp khá hy hữu khi bị ngừng tim đột ngột sau 6 tiếng đồng hồ.
Bệnh nhân là Sằm Văn T. (39 tuổi, Vị Xuyên, Hà Giang). Sau khi viếng đám ma, anh T. ngồi uống nước cùng bạn bè gần cổng BV Đa khoa huyện Vị Xuyên thì bất ngờ ngã quỵ, mất ý thức.
Bệnh nhân trong giai đoạn hồi sức tích cực và áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy xuống còn 33 độ C. Ảnh: BSCC |
Sau vài phút, bệnh nhân được chuyển vào BV đa khoa huyện cấp cứu trong tình trạng đã ngừng tuần hoàn (hôn mê, ngừng thở, tím toàn thân, mạch bẹn mất, đồng tử 2 bên giãn và không có phản xạ với ánh sáng).
Ngay lập tức các bác sĩ tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn, tuy nhiên sau 5-7 phút, tim đã đập lại nhưng không có huyết áp. Bệnh nhân tiếp tục được ép tim ngoài lồng ngực, sốc điện 2 lần và tiêm thuốc thì nhịp tim mới về xoang.
Dù bệnh nhân hôn mê sâu, đồng tử 2 bên co lại nhưng vẫn có nhịp tự thở nên các bác sĩ đã quyết định chuyển xuống BV Bạch Mai cấp cứu.
Sau gần 6 giờ di chuyển, bệnh nhân xuống đến khoa Cấp cứu A9. Bệnh nhân được hồi sức tích cực và áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy ngay trong đêm.
Sau 3 ngày kết thúc liệu trình điều trị, bệnh nhân đã có thể tự thở, có ý thức, nhận ra được người thân.
Bệnh nhân đã có thể giao tiếp, sức khỏe ổn định, rút được ống nội khí quản.
Là người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, BS Nguyễn Tấn Đạt cho biết, đây là trường hợp được cứu sống hết sức hy hữu. Khi nhập viện bệnh nhân tiên lượng rất xấu do hôn mê sâu, thời gian cấp cứu ngừng tuần hoàn kéo dài.
Bệnh nhân hồi phục ngoạn mục. Ảnh: M.T |
Theo BS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu A9, đột tử không rõ nguyên nhân (hội chứng Brugada) lần đầu tiên được mô tả trong tài liệu y khoa vào năm 1917. Đây là tình trạng rối loạn dẫn truyền thần kinh tim di truyền, dẫn đến rối loạn nhịp nhanh thất, rung thất và ngừng tim.
Khi xuất hiện nhịp nhanh thất, rung thất thì bệnh nhân bị ngất và có thể tử vong trong vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở nam giới trong độ tuổi khoảng 30, có tính di truyền.
Khoảng 60% bệnh nhân trẻ bị đột tử có kèm các đặc điểm như hình ảnh điện tâm đồ điển hình của hội chứng Brugada, có người thân bị đột tử hoặc điện tâm đồ bất thường.
Thúy Hạnh