| Toàn cảnh Diễn đàn. Ảnh theo Bộ KH&CN |
TheỨngdụngcôngnghệcaolàxuhướngtấtyếucủanôngnghiệkết quả nữo nguồn tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ, mới đây Diễn đàn “Ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới trong nông nghiệp" diễn ra chiều 4/10 tại Cần Thơ. Nhận thức về vai trò quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp, thời gian qua, Bộ KH&CN đã chủ động và tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan trong việc thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KH&CN, tháo gỡ nhiều vướng mắc nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và đổi mới công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, như: Chương trình KH&CN phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020; Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020; Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia. Gần đây là Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Đề án 844) được ban hành từ năm 2016 nhưng đã tạo ra làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ, đặc biệt là các startup trẻ tuổi trong lĩnh vực nông nghiệp,... Mặc dù đã có nhiều thành quả đáng ghi nhận, ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với một số thách thức, đó là sự hạn chế trong khả năng tích tụ đất đai gây trở ngại cho ứng dụng công nghệ và đầu tư dài hạn, đầu tư cho KH&CN trong nông nghiệp từ các doanh nghiệp lớn chưa nhiều. Thêm vào đó là tình trạng thiếu nhân lực trình độ cao và cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu còn lạc hậu, không đồng bộ; mô hình tăng trưởng hiện nay tập trung về lượng hơn là về chất. Trước tình hình đó, các nhà quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp đã bàn về giải pháp, đặc biệt là giải pháp về công nghệ. Đánh giá về thực trạng chuyển giao KH&CN trong nông nghiệp, PGS.TS. Lê Quốc Thanh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã nhìn nhận rằng, mạng lưới hoạt động chuyển giao KH&CN đều được hình thành từ các đơn vị thành viên của Viện. Các kết quả nghiên cứu được chia sẻ giúp hoạt động chuyển giao khá nhanh. Viện đã phối hợp với doanh nghiệp trong hoạt động chuyển giao, như chuyển giao giống lúa OM5451 cho Tập đoàn Lộc trời, nhờ đó, lúa OM5451 đã phát triển trên diện tích rộng lớn của Đồng bằng sông Cửu Long. Nguồn kinh phí phục vụ cho nghiên cứu được cải thiện thông qua các dự án sản xuất thử nghiệm, nhiệm vụ khuyến nông, Chương trình Nông thôn mới, Chương trình Nông thôn miền núi. Cơ chế tự chủ đã bắt đầu hình thành tại một số đơn vị thành viên, tạo đà cho việc liên doanh, liên kết trong lĩnh vực chuyển giao KH&CN. Ông Lê Quốc Thanh cũng thẳng thắn nhìn nhận một số tồn tại ở Viện như nguồn nhân lực chưa được đào tạo bài bản, chưa chuyên nghiệp, thiếu về chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Sự liên kết giữa nghiên cứu và doanh nghiệp còn lỏng lẻo, chưa có chiều sâu. Nhà nước đã quan tâm đầu tư kinh phí cho phát triển nông nghiệp, song đối với các mô hình quy mô lớn, công nghệ cao, nguồn kinh phí vẫn chưa đáp ứng được… Nhiều kết quả nghiên cứu còn là sản phẩm trung gian, cần tiếp tục dành thêm nguồn lực để hoàn thiện trước khi chuyển giao. Đưa ra giải pháp cho vấn đề này, ông Lê Quốc Thanh cho rằng cần phải tăng cường đào tạo cán bộ chuyển giao theo hướng chuyên nghiệp phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. Đối với nguồn nhân lực, cần đầu tư, hỗ trợ, đặc biệt đối với các dự án sản xuất thử nghiệm (hoàn thiện quy trình), dự án khuyến nông (phát triển sản phẩm), dự án đầu tư (phát triển công nghệ). Đặc biệt, chúng ta cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động chuyển giao, khuyến khích xây dựng các mô hình để tiếp nhận tiến bộ KH&CN với quy mô lớn theo chuỗi giá trị, tăng cường tính tự chủ cho các đơn vị chuyển giao. |