Viettel Backendless: Nền tảng “may đo” hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp Việt_kết quả u19 cộng hòa séc

时间:2025-01-11 00:52:41来源:Fabet作者:Nhận Định Bóng Đá
{keywords}

Người Việt gỡ nút thắt chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt

Với mức giá có thể lên tới vài chục triệu đồng/tháng,ềntảngmayđohỗtrợthúcđẩychuyểnđổisốdoanhnghiệpViệkết quả u19 cộng hòa séc Nguyễn Văn Nam, một lập trình viên ở Hà Nội, tỏ ra rất “rón rén” khi phải sử dụng các dịch vụ phần mềm mà Google cung cấp. Ngay cả tại công ty Nam đang làm việc, nơi có khoảng 30 lập trình viên, việc sử dụng các nền tảng Cloud có trả phí do Google hay Amazon cung cấp cũng là điều xa xỉ vì giá trọn gói chỉ phù hợp với các doanh nghiệp lớn với tiềm lực kinh tế mạnh trong khi họ chỉ là một doanh nghiệp nhỏ.

“Do đòi hỏi của công việc, tôi vẫn phải “thu vén” để mua các dịch vụ của các nhà cung cấp nước ngoài. Tuy nhiên, họ chỉ có các gói nhất định nên việc chọn mua gói nào để đủ cho nhu cầu và phù hợp với túi tiền luôn là bài toán khó” – anh Nam nói.

Tuy nhiên, nỗi khổ của những người như anh Nam có lẽ sẽ trở thành dĩ vãng với sự ra đời của nền tảng Viettel Backendless (VBS). Do Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) – thành viên của Tập đoàn Viettel nghiên cứu và phát triển. VBS không chỉ đơn giản hóa quá trình xây dựng phần mềm mà còn kích thích nhu cầu xây dựng phần mềm, số hóa thông tin của các SME Việt.

Chia sẻ về hành trình ra đời của VBS, giải pháp vừa vinh dự nhận giải Sao Khuê cho hạng mục Nền tảng chuyển đổi số, Anh Phạm Đức Chương – Trưởng dự án VBS cho biết, ý tưởng về sản phẩm được hình thành trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát ở Việt Nam. Sự xa cách trong đại dịch cùng những đòi hỏi chưa từng có tiền lệ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tăng tốc chuyển đổi số.

“Hiện nay, thị trường nội địa có 58.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, 1 triệu lập trình viên tự do (Developer). Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nhân sự chuyên môn cao và tiềm lực tài chính để phát triển mạnh. Chính vì thế, các nền tảng phát triển mã thấp (low-code), bao gồm nền tảng Viettel Backendless, ra đời để giải quyết những bài toán đó, giúp các SME và lập trình viên tập trung cao vào phát triển sản phẩm cho người dùng cuối”, anh Chương chia sẻ.

{keywords}

Lợi thế trong cuộc đối đầu với những “gã khổng lồ” công nghệ trên sân nhà

VBS là nền tảng cung cấp giải pháp để các nhà phát triển có thể tập trung vào phát triển ứng dụng cho người dùng cuối mà không cần phải bận tâm đến các kỹ thuật phát triển phía Backend và vận hành phía hạ tầng server.

“Mục tiêu của chúng tôi là đồng hành cùng doanh nghiệp, cá nhân tạo ra sự tối ưu trong xây dựng phần mềm. Chính vì thế, nền tảng của chúng tôi hướng tới cung cấp đầy đủ nhất từ các giải pháp nghiệp vụ đại trà cho đến các giải pháp công nghệ xu hướng như AI, Blockchain... với cách tiếp cận đơn giản, linh hoạt nhằm thúc đẩy sự tự tin công nghệ hóa ở các doanh nghiệp cũng như thúc đẩy chuyển đổi số trên thị trường Việt Nam.” – anh Chương nói.

Đặc điểm chung của các SME, các lập trình viên tự do là có nguồn ngân sách hạn hẹp. Những doanh nghiệp công nghệ khổng lồ như Google, Amazon cũng cung cấp các sản phẩm tương tự nhưng giá thành quá cao trong khi nền tảng được thiết kế cho khách hàng trên toàn cầu, vốn tồn tại nhiều điểm không tương đồng.

Để có cơ hội cạnh tranh với những tên tuổi toàn cầu trên chính sân nhà, VBS buộc phải giải được các bài toán này. VBS không chỉ là một nền tảng được “may đo” theo nhu cầu của khách hàng Việt mà còn phải làm sao để duy trì mức giá cả hợp lý, giúp mọi doanh nghiệp và cá nhân đều có thể tiếp cận để tăng tốc tạo ra những sản phẩm hữu ích cho người dùng cuối.

Sự phong phú về quy mô và lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp tạo ra nhu cầu cực kỳ đa dạng trong lĩnh vực thiết kế phần mềm, đấy cũng chính là điều mà đội ngũ phát triển VBS trăn trở khai thác để hoàn thiện sản phẩm của mình.

“Để nói về ấn tượng trong quá trình phát triển VBS, tôi nghĩ không từ nào chính xác hơn hai chữ niềm tin. Niềm tin đến từ những đánh giá của các nhà phân tích hàng đầu thế giới về xu hướng công nghệ (Garner,Forrester...), niềm tin về những thành tựu mà Viettel đang sỡ hữu đã giúp chúng tôi vượt qua khó khăn thách thức để hoàn thành đươc nền tảng VBS, nền tảng sẽ rất hữu ích cho doanh nghiệp, lập trình viên trong kỷ nguyên số hiện nay.” – anh Chương nói.

“Mì ăn liền” của ngành phần mềm Việt

Theo anh Chương chia sẻ, VBS là một nền tảng dịch vụ hoạt động theo mô hình Serverless (không sever), là sự kết hợp của dịch vụ phần mềm và dịch vụ hạ tầng đám mây. Nói một cách đơn giản, nền tảng giống như một gói mì ăn liền hay set đồ ăn đã được chế biến sẵn với đầy đủ nguyên liệu. Người dùng chỉ cần xào nấu là có món ăn thơm ngon.

Điểm khác biệt của VBS với sản phẩm của các Tập đoàn công nghệ lớn chính là giảm tới mức tối thiểu mỗi dòng mã mà lập trình viên phải viết để có thể tạo ra một tính năng hoàn chỉnh. Thông thường, có những trường hợp chức năng phải viết đến hàng trăm dòng code thì bây giờ, với VBS, họ chỉ cần 5-7 dòng code.

Dù khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng dịch vụ này đã được Google và Amazon phát triển từ rất lâu trước đây. Nhược điểm của những dịch vụ này là chi phí cao trong khi không được tạo ra để đáp ứng hết các nhu cầu của người Việt. Ngoài ra, cách tính phí của những nhà cung cấp nước ngoài vẫn còn rất cứng nhắc, chưa phù hợp với phần đông khách hàng người Việt.

“Tính “may đo” ở VBS chính là cung cấp tiện ích, tính năng gần gũi nhất, cập nhật xu hướng mới nhất với chi phí phù hợp nhất. Đối tượng sử dụng nền tảng này không nhất thiết là những đội ngũ nhân sự kỹ sư Công nghệ Thông tin chất lượng cao, thay vào đó, những nhân sự bình thường vẫn có thể tạo được ra sản phẩm phần mềm chất lượng cao”, anh Chương nói.

Ở thời điểm này, VBS đang được sử dụng cho một số dự án phát triển liên quan tới Y tế, Giáo dục, Chính phủ. Phản hồi của các lập trình viên là khá tích cực. Khả năng tối giản quy trình, tạo ra tính năng mới nhanh, thân thiện với người dùng mà không đòi hỏi lập trình viên có chuyên môn cao.

“Hiện tại, chúng tôi đang tập trung vào khách hàng nội bộ của Viettel và đóng góp trong các mảng chuyển đổi số ngành Y tế, Giáo dục. Dự kiến cuối năm 2022 đến 2024, VBS sẽ phục vụ 1.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ và 17.000 lập trình viên tự do” – anh Chương cho biết.

Để cạnh tranh với Google hay Amazon, những tên tuổi đã được cả thế giới công nhận, việc hiểu thị trường nội địa và tối ưu hóa gói cước được xem là chìa khóa. VBS dự kiến sẽ cung cấp linh hoạt các gói chính sách sử dụng để đáp ứng đa dạng nhu cầu người dùng và phổ cập nền tảng này tại thị trường Việt Nam.

Ở chiều ngược lại, chính sự tiện ích, giá cả phải chăng mà VBS mang lại sẽ giúp các SME tự tin hơn trong việc số hóa công việc nội tại. Chính từ những tự tin đó, sản phẩm sẽ thúc đẩy chuyển đổi số đa ngành tại Việt Nam.

Nền tảng Viettel Backendless thường xuyên được cải tiến, bổ sung các công nghệ mới, hỗ trợ cộng đồng IT và các doanh nghiệp khai thác tối đa và kiến tạo những cơ hội mới để nâng cao năng lực cạnh tranh. Là công cụ hỗ trợ đắc lực tạo ra những bước phát triển đột phá cho mỗi doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số. Viettel tin rằng với vai trò là đơn vị tiên phong kiến tạo xã hội số, VBS sẽ là hành trang vững chắc cho tương lai số của doanh nghiệp Việt.

Thu Hà

相关内容
推荐内容