Thế kỷ 21 đánh dấu bước chuyển mình của Trung Quốc khi vươn mình chiếm lĩnh vị trí trung tâm trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) - ngành công nghệ mang tính cách mạng.
Bắc Kinh chủ trương coi AI là “ưu tiên quốc gia trong nhiều chính sách,ộccáchmạngAIđangdiễnratạiTrungQuốcnhưthếnàbóng đá italia hôm nay sáng kiến tài trợ và kế hoạch chiến lược khác nhau” thông qua “Kế hoạch phát triển trí tuệ nhân tạo thế hệ mới”, được công bố từ năm 2017.
Kế hoạch này bao gồm tài trợ cho nghiên cứu, tuyển dụng nhân tài, phát triển cơ sở hạ tầng AI và đặt mục tiêu đưa nước này trở thành cường quốc về AI trong năm 2030.
Đưa AI vào mọi mặt cuộc sống
Tận dụng lợi thế là nguồn lượng dữ liệu khổng lồ phát sinh hằng ngày từ chính dân số của mình, các công ty và viện nghiên cứu Trung Quốc đã đào tạo và cải thiện các thuật toán AI, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống như y tế, giáo dục hay vận tải,...
Một số cơ sở y tế của Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ nổi bật trong việc áp dụng AI vào chăm sóc sức khỏe từ việc phát hiện bệnh sớm đến cá nhân hóa phác đồ điều trị từng ca bệnh, góp phần cải thiện tình hình, thể trạng của bệnh nhân và giảm thiểu chi phí điều trị.
Trong lĩnh vực này, các thuật toán AI thường được sử dụng hỗ trợ bác sĩ phát hiện các điểm bất thường trong hình ảnh chụp X-quang, MRI và chụp CT khi chúng có khả năng xác định tình trạng khối u, gãy xương và nhiễm trùng với độ chính xác cao.
Ngoài ra, những phân tích hình ảnh do AI cung cấp đang được sử dụng để chẩn đoán bệnh từ các slide bệnh lý, giúp đẩy nhanh quá trình chẩn đoán, giảm sai sót và cải thiện kết quả điều trị của bệnh nhân.
Trung Quốc đã triển khai các chương trình sàng lọc dựa trên AI đối với bệnh võng mạc tiểu đường và một số loại bệnh ung thư. Các chương trình này cho phép phát hiện và can thiệp sớm, nâng cao cơ hội điều trị thành công.
AI được sử dụng để phân tích hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) nhằm xác định triệu chứng và yếu tố có nguy cơ gây bệnh, giúp các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chủ động quản lý sức khỏe bệnh nhân.
Trong giáo dục, AI cải thiện hệ thống hiện hành từ việc cá nhân hóa chương trình học tập đến nâng cao hiệu quả quản lý.
Cách học tập của học sinh Trung Quốc có sự thay đổi tương ứng với mức độ tích hợp công nghệ, ví dụ các nền tảng học tập được cá nhân hóa đang điều chỉnh nội dung giáo dục phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng học sinh, giúp thu hẹp khoảng cách giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục tổng thể.
Các hệ thống dạy kèm dựa trên AI đang được giới thiệu để cung cấp hỗ trợ theo thời gian thực cho học sinh, giúp trả lời các câu hỏi, giải thích các khái niệm và cung cấp phản hồi về bài tập.
Hệ thống có thể thích ứng với khả năng tiếp thu và mức độ hiểu bài của từng học sinh, giúp học sinh theo kịp bài giảng trong khi vẫn đảm bảo không gây nhàm chán đối với những học sinh có học lực khá.
Những đổi mới như vậy có thể xây dựng phong cách học tập tốt hơn cho học sinh/sinh viên và nâng cao hiệu quả học tập.
Ngoài ra, AI cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển phương tiện tự hành, với dự án Apollo do Baidu dẫn đầu. Việc các nhà máy thông minh nở rộ, đưa robot tự động hoá trong các hệ thống kiểm soát chất lượng ngày càng phổ biến, từ đó nâng cao hiệu quả, hạn chế sai sót và giảm thiểu chi phí.
Định hình tương lai tự động hoá
Theo kế hoạch chi tiết của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, quốc gia này đặt mục tiêu sản xuất thành công robot hình người đầu tiên vào năm 2025.
Đến năm 2027, Trung Quốc đặt mục tiêu tạo ra những robot có khả năng suy nghĩ, học hỏi và đổi mới. Để hỗ trợ hoạt động sản xuất, Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch thiết lập một hệ thống chuỗi cung ứng công nghiệp đáng tin cậy.
Sự xuất hiện của robot hình người sẽ báo hiệu một sự thay đổi mang tính đột phá trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Các chuyên gia đánh giá đây là một động thái chiến lược nhằm định hình tương lai các công nghệ tự động hoá.
Hiện lĩnh vực robot hình người đang dẫn đầu bởi các công ty Mỹ, với “Optimus” của Tesla hay Atlas từ Boston Dynamics, song với năng lực công nghiệp mạnh mẽ, nhiều khả năng Bắc Kinh có thể đạt được sự tăng trưởng đáng kể trong vòng 5 đến 10 năm tới.
Các công ty nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc trong lĩnh vực này có thể kể đến như công ty Truyền tải Thông minh Zhongda, công ty Kỹ thuật Tự động hóa Miracle, Robot và Tự động hoá Siasun hay Thâm Quyến Sunwin Intelligence.
(Theo CGTN, Inventiva)