Những bệnh lý dễ dẫn đến đột quỵ
Các nghiên cứu chỉ ra 87% các cơn đột quỵ do mạch máu bị tắc nghẽn gây thiếu máu cục bộ. Nguyên nhân do cục máu đông phát triển hoặc tích tụ mảnh vụn mảng bám khiến mạch máu bị tắc nghẽn,ơđộtquỵtừcácbệnhnềnnguyhiểlịch giải la liga giảm lưu lượng máu đến não.
Loại đột quỵ này thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là người có lượng mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, tiểu đường, huyết áp cao.
Năm 2022, Trung tâm đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai công bố nghiên cứu về tình hình đột quỵ tại Việt Nam cho thấy 78% số ca đột quỵ là do tăng huyết áp. Theo thông tin từ Bộ Y tế, người bị tiểu đường có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 2 - 4 lần so với bình thường.
Liên quan đến mỡ máu cao, một nghiên cứu trên tạp chí Stroke đã tập trung vào 774 phụ nữ Hoa Kỳ bị đột quỵ trong khoảng 8 năm. Mỗi người được so sánh với một phụ nữ khác không bị đột quỵ ở cùng độ tuổi và chủng tộc. Kết quả cho thấy, 1/4 phụ nữ có chỉ số mỡ máu cao ngay từ đầu nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 56% so với 1/4 phụ nữ có chỉ số mỡ máu bình thường.
Không chỉ tác động riêng lẻ mà các tác nhân này còn có thể đồng thời xuất hiện, làm tăng nguy cơ và mức độ nguy hiểm của đột quỵ.
Các nghiên cứu cho thấy người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ bị cao huyết áp gấp đôi người khỏe mạnh. Tiểu đường làm tổn thương và khiến mạch máu cứng lại dẫn đến huyết áp cao. Người bị tiểu đường và huyết áp cao có nguy cơ bị bệnh tim mạch gấp bốn lần so với người không mắc một trong hai bệnh này. Các bệnh về tim mạch cũng gây tắc nghẽn các mạch máu dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Tăng huyết áp và mỡ máu cao cũng có mối liên hệ khi mảng bám cholesterol khiến động mạch cứng và hẹp, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu...
Tuổi tác và chỉ số khối cơ thể cao (thừa cân, béo phì) cùng thói quen như ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, nhiều muối, hút thuốc, uống rượu bia… là những yếu tố nguy cơ đối với cả ba bệnh trên.
Phòng ngừa nguy cơ đột quỵ từ các tác nhân nguy hiểm
Một điều đáng lưu ý là đột quỵ có thể tái phát. Theo các nghiên cứu, khoảng 3% trường hợp bị tái phát trong vòng 30 ngày kể từ lần đột quỵ đầu tiên và khoảng 1/3 trường hợp bị đột quỵ lần hai trong vòng 2 năm. Tỷ lệ tàn tật nghiêm trọng và tử vong tăng lên sau mỗi lần tái phát. Do đó, không nên chủ quan trong phòng bệnh, nhất là khi có các mối “đe dọa” từ tiểu đường, tăng huyết áp hay mỡ máu cao.
Thay đổi lối sống là điều rất quan trọng. Chuyên gia khuyến cáo nên ăn nhiều thực phẩm chứa ít đường, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa; Hạn chế muối; Vận động đều đặn, giữ cân nặng ở mức ổn định; Sử dụng ít rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích; Nghỉ ngơi đủ giấc, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau củ, thực phẩm giàu chất xơ…
Hiện nay nhiều người tiêu dùng còn sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (TPBVSK) hỗ trợ hoạt huyết và tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm nguy cơ tắc mạch, đột quỵ do huyết khối…
Trong đó có thể kể đến các sản phẩm có chứa nattokinase - enzym tự nhiên có trong natto là món ăn từ đậu nành lên men của Nhật Bản. Các đặc tính lợi khuẩn của nattokinase giúp thúc đẩy trao đổi chất, phòng ngừa rối loạn chuyển hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra enzym này có khả năng ngăn tế bào máu kết dính, giảm độ nhầy máu và hạ huyết áp. Hoạt chất này tác động trực tiếp lên tơ huyết (sợi fibrin làm đông máu), khiến chúng tan ra, chống hình thành cục máu đông và dự phòng đột quỵ.
Một hoạt chất khác cũng có công dụng hỗ trợ ngăn ngừa đột quỵ là men gạo đỏ. Chiết xuất men gạo đỏ được chứng minh giúp hỗ trợ giảm mỡ máu, kiểm soát cholesterol, có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ ổn định huyết áp, giúp hệ tim mạch khỏe mạnh, ngăn ngừa đột quỵ…
Bộ đôi dược chất này là thành phần chính trong TPBVSK NattoEnzym Red Rice của Dược Hậu Giang. Theo nhà sản xuất, enzym nattokinase và men gạo đỏ được nhập khẩu từ Nhật và trải qua kiểm duyệt hằng năm từ Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) với nhiều tiêu chuẩn khắt khe, được bảo chứng chất lượng bằng dấu mộc JNKA.
TPBVSK NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice - Hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ do cục máu đông - Nguyên liệu Nhật Bản. |
Hải Vũ(tổng hợp)