Edith Helen Stern là một nhân vật tiên phong trong lĩnh vực phát minh,ịchtronggiađìnhcóchanghỉviệcđểbiếnconthànhthiêntàkq úc toán học và công nghệ hiện đại Mỹ. Với sự nghiệp được đánh dấu bằng những thành tựu đột phá, hành trình của Stern từ thần đồng trở thành Phó Chủ tịch tập đoàn công nghệ đa quốc gia IBM là minh chứng cho trí tuệ đặc biệt, khả năng lãnh đạo có tầm nhìn và tinh thần không ngừng theo đuổi sự đổi mới của bà.
Đặc biệt, Edith còn ghi dấu ấn là một trong những người phụ nữ thông minh nhất thời đại với IQ lên đến 200. Đằng sau thành tích ấn tượng đó có bóng dáng của người cha sẵn sàng vứt bỏ tất cả để theo đuổi mục tiêu giúp con gái trở thành thiên tài.
Cha bỏ việc để ở nhà dạy con
Edith Stern sinh năm 1952 trong một gia đình nghèo ở quận Brooklyn, thành phố New York, Mỹ. Cha của Stern, ông Aaron Stern, là một người Do Thái từng sống trong trại tập trung trong Thế chiến thứ hai. Ông kết hôn bà Bella tại một khu ổ chuột ở Warsaw (Ba Lan) và sống những tháng ngày nghèo đói, theo The Washington Post.
Chỉ trong vòng một ngày sau khi Edith chào đời, ông Aaron Stern đã mở họp báo và chỉ 2 phóng viên xuất hiện. Cha Edith quả quyết sẽ biến con gái mình thành thiên tài. “Tôi sẽ biến cô ấy thành một con người hoàn hảo,” ông nói.
Ông Stern bắt đầu cái gọi là "Dự án Edith" (Edith Project), phát nhạc cổ điển để con gái chỉ có thể nghe những bản nhạc kích thích trí não trong nhà. Ông cấm Edith nói chuyện với những đứa trẻ khác, thay vào đó, chỉ sử dụng ngôn từ trưởng thành khi giao tiếp với con gái của mình. Cách tiếp cận này đôi khi được các bậc cha mẹ và các chuyên gia ủng hộ vì họ tin rằng việc sử dụng từ ngữ thực tế và ngôn ngữ phù hợp ngay từ khi còn nhỏ có thể tạo điều kiện cho trẻ phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.
Aaron Stern cũng làm những tấm thẻ ghi chú có hình các chữ cái và động vật trên đó, tranh thủ từng giây phút để rèn luyện trí thông minh cho con.
Ông gọi kỹ thuật của mình là “sự hòa nhập giáo dục toàn diện”, cho rằng sự phát triển trí tuệ bắt đầu từ khi sinh ra và kết thúc khi qua đời. Với con gái, ông không lãng phí một phút nào.
Tuy vậy, Stern tiết lộ bản thân phải chiến đấu với căn bệnh ung thư hàm. Những ca phẫu thuật, rồi những căn bệnh cứ nối tiếp nhau khiến ông phải vật lộn và nhập viện thường xuyên tới 170 lần. Những khó khăn thể chất đã khiến ông không thể làm việc.
Đối mặt với nghịch cảnh, Stern đã định hình lại các ưu tiên và xác định lại mục đích cuộc đời ông. Nhận thức được tầm quan trọng của tương lai con gái mình, ông quyết tâm cống hiến hết mình cho việc nuôi dạy và giáo dục cô bé. Đối với Stern, đây đã trở thành thiên chức chính, một trách nhiệm mà ông tiếp cận với sự cam kết và tận tâm không ngừng.
Cha-con không nhìn nhau đến khi qua đời
Ông Stern đã dồn cả trái tim và tâm huyết vào nhiệm vụ nuôi dạy và giáo dục Edith, cung cấp cho cô sự hỗ trợ, hướng dẫn và nguồn lực cần thiết để phát triển.
Đến năm 5 tuổi, Edith Helen Stern đã đọc toàn bộ Bách khoa toàn thư Britannica. Năm 12 tuổi, cô đã học đại học, rồi lấy bằng thạc sĩ Toán học năm 15 tuổi, dạy toán tại Đại học Michigan và hoàn thành chương trình tiến sĩ năm 18 tuổi. Edith đạt được chỉ số IQ trên 200, trở thành một trong những phụ nữ thông minh nhất mọi thời đại.
Tiếp đó, nữ thiên tài gia nhập IBM với tư cách thực tập sinh vào đầu những năm 1970 và cuối cùng được thăng chức Phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu và phát triển của tập đoàn.
Cô là nhà phát hiện, nghiên cứu chuyên sâu tài năng trong lĩnh vực công nghệ điện thoại di động tại tập đoàn này. Trong hơn 40 năm qua, Edith Helen Stern đóng góp tích cực cho sự tiến bộ công nghệ, sở hữu 128 bằng sáng chế do Mỹ cấp.
Edith Stern là người phụ nữ đầu tiên trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Kỹ sư Cơ khí Mỹ (ASME). Năm 1998, cô được vinh danh là nhà phát minh bậc thầy của IBM và được bầu vào Học viện Công nghệ IBM năm 1999. Năm 2012, Edith được trao Giải thưởng AMSE Kate Gleason vì cống hiến suốt đời cho phát triển công nghệ mới. Cô đã được trao Giải thưởng Talon của Đại học Florida Atlantic (Mỹ) năm 2013.
Năm 2015, Stern được tờ Business Insider liệt kê là một trong những Người thông minh nhất mọi thời đại. “Dự án Edith” mà cha Stern đặt ra gần 50 năm trước có thể nói đã thành công.
Tuy vậy, ở một khía cạnh khác, Edith là người chưa từng hưởng thụ tuổi thơ một cách trọn vẹn. Trên thực tế, trong cuộc phỏng vấn với báo chí, cô từng tiết lộ mối quan hệ của mẹ con không mấy thân thiết vì hồi nhỏ, cha đã chiếm dụng hầu như mọi thời gian để dạy con. Nữ thiên tài cho rằng mẹ không hiểu mình và với bà, Edith dường như là “một thứ gì đó gây khó chịu”.
Một tờ báo khác ở South Florida cũng đưa tin về quan hệ căng thẳng giữa ông Aaron và con gái. Hai người không hề nói chuyện với nhau cho đến tận khi ông qua đời.
Tử Huy
Cuộc sống hiện tại của bé gái có chỉ số IQ cao hơn Einstein, 11 tuổi học thạc sĩMEXICO- Adhara Pérez Sánchez được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ khi mới 3 tuổi và dù bị bắt nạt nhưng nụ cười vẫn thường trực trên gương mặt cô bé. Adhara có chỉ số IQ cao hơn cả Albert Einstein, Stephen Hawking và lấy bằng thạc sĩ Toán học ở tuổi 11.