Hàng triệu cử nhân về quê làm nông nghiệp Chính sách mới thu hút tài năng của chính phủ Trung Quốc khuyến khích hàng triệu cử nhân nước này về quê làm nông trong 10 năm qua. Theệucửnhânđạihọcvềquêlàmnôngnghiệptrongnănhận định keo nhà cáio ông Thẩm Xương Kiện - Đại biểu Quốc hội Trung Quốc nhận định, hiện nay, mức độ công nghiệp hóa nông nghiệp ngày càng cao. Do đó, nhu cầu chiêu mộ tài năng trẻ hiểu biết công nghệ về làm quê làm nông nghiệp được nhà nước chú trọng. Trong 45 năm cải cách và mở cửa, đặc biệt sau Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cảnh quan nông thôn Trung Quốc thay đổi đáng kể. Các vùng này trở thành điểm trở về để lập nghiệp của nhiều cử nhân tốt nghiệp đại học, thanh niên thành thị hay doanh nhân. Sự hồi sinh khu vực nông thôn đòi hỏi lực lượng trẻ trình độ cao và nguồn lao động dồi dào. Tham gia nghiên cứu thị trường việc làm của sinh viên đại học, ông Mã Nghiên - Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Max, nhận thấy cử nhân tốt nghiệp đại học trở thành lực lượng mới nổi trong quá trình hồi sinh nông thôn. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn vừa công bố, từ năm 2012-2022, tổng số cử nhân và doanh nhân về quê làm nông nghiệp lên đến 12,2 triệu người. Theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 về xây dựng và phát triển tài năng nông nghiệp và nông thôn, con số này được dự đoán sẽ vượt quá 15 triệu vào năm 2025. Sau khi phân loại dữ liệu nghiên cứu, người nay cho biết, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học quyết định về quê làm nông nghiệp ngày càng tăng. Căn cứ vào Báo cáo Việc làm của các trường đại học Trung Quốc, tỷ lệ sinh viên học nhóm ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Chăn nuôi và Thủy sản tăng dần theo từng năm. Thống kê số lượng sinh viên làm đúng ngành này năm 2021 tăng lên 43% so với năm 2017. Ngoài sinh viên đại học, nhiều doanh nhân cũng chọn về quê để khởi nghiệp. Lực lượng trí thức ở Trung Quốc tham gia vào đội ngũ nông dân mới, giúp cho cuộc sống của bà con nhiều vùng cải thiện đáng kể. Trong Báo cáo phát triển nông dân chất lượng cao của quốc gia năm 2023, do Sở Giáo dục Khoa học và Công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn và Trường Phát thanh và Truyền hình Nông nghiệp Trung ương tổ chức và biên soạn, đã được công bố cho thấy. Độ tuổi trung bình của nông dân Trung Quốc là 45, trong đó, 60,68% có trình độ trung học trở lên, 21,95% có trình độ đại học trở lên, cơ cấu đội ngũ tiếp tục được cải thiện thời gian tới. Năm 2022, tỷ lệ nông dân mới đạt thành tích kỹ thuật viên và chứng chỉ trình độ nghề nghiệp quốc gia cao hơn so với năm 2021, mức điểm tăng lần lượt là 6,64% và 3,46%. Sự xuất hiện của hàng triệu cử nhân trình độ cao về quê lập nghiệp góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp. Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, phương thức sản xuất nông nghiệp liên tục được thế hệ nông dân mới chuyển đổi. Một số định hướng như nông nghiệp sinh thái, hợp tác và thương mại điện tử đã xuất hiện tại nhiều vùng quê ở Trung Quốc. Nhìn thấy khoảng cách về tài năng nông nghiệp, ngày càng có nhiều cử nhân đại học tham gia tích cực vào ngành này. Họ coi đây là nơi hiện thực hóa lý tưởng. Ngoài tuổi tác và kinh nghiệm thâm canh, điểm mới của thế hệ nông dân trình độ cao thể hiện ở tầm nhìn, khuôn mẫu và diện mạo. Ông Tiêu Đức Vinh, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Phát triển Xanh của Đại học Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp Trung Nam (Trung Quốc), chỉ ra điểm khác biệt của lực lượng nông dân mới phản ánh qua 4 khía cạnh: Phương pháp tổ chức, triết lý kinh doanh, phương tiện canh tác và là 'tế bào mới' của nông thôn. Nông dân mới hiện nay có kiến thức, tầm nhìn rộng, khả năng học nhanh nhạy và áp dụng linh hoạt các khái niệm kinh doanh, phương pháp quản lý, phương tiện kỹ thuật và mô hình kinh doanh của ngành công nghiệp khác vào nông nghiệp. Mục đích nhằm thúc đẩy hiệu quả cải cách và đổi mới sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi ngành này. Ông Vinh phân tích, sự xuất hiện của hàng triệu cử nhân về quê làm nông nghiệp đã phá vỡ phạm vi và hoạt động sản xuất truyền thông. Những hạn chế về địa lý trở thành mối liên kết giữa khu vực thành thị và nông thôn. Đồng thời là động lực hồi sinh sự phát triển của ngành nông nghiệp tại các vùng còn lạc hậu. Cử nhân về quê góp phần tái sinh kinh tế nông thôn Theo quan điểm của ông Thẩm Xương Kiện, mặc dù số lượng cử nhân đại học về quê làm nông đã tăng, nhưng vẫn còn thiếu những tài năng chất lượng cao đem lại tính đột phá. Trình độ văn hoá trung bình của những hộ gia đình ở nông thôn chủ yếu là THCS và kỹ thuật canh tác thấp. Chìa khóa để thúc đẩy sự hồi sinh toàn diện ngành nông nghiệp ở nông thôn phụ thuộc vào con người. Việc nuôi dưỡng nông dân mới chất lượng cao đảm bảo quá trình này diễn nhanh hơn nhằm trẻ hóa ngành nông nghiệp. Để giải quyết vấn đề nhân tài trong quá trình tái sinh ngành nông nghiệp ở nông thôn, nên có những chính sách chiêu mộ. Năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn ban hành Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 về xây dựng và phát triển tài năng nông nghiệp và nông thôn, trong đó có đề xuất cải thiện hệ thống chính sách giới thiệu nhân tài và khuyến khích họ về quê. Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phục hồi nông thôn, sự tăng trưởng và phát triển của lực lượng nông dân mới vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Trước đó, ông Kiện từng đưa ra đề nghị xây dựng chính sách khuyến khích và hỗ trợ người trẻ đam mê nông nghiệp và thích nghiên cứu giúp họ trở thành nông dân mới. Để hỗ trợ lực lượng nông dân mới theo đuổi ước mơ, ông Kiện cho rằng ngoài việc được xã hội công nhận, cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho họ trong việc đăng ký công nghiệp và thương mại, phê duyệt dự án, đào tạo kỹ năng, đất đai, thuế và tài chính... Đồng thời, cung cấp cho họ nền tảng và không gian phát triển rộng. Một số chuyên gia nhận định, ngoài việc chú trọng đến các nhà quản lý nông nghiệp, cũng nên nuôi dưỡng tài năng trồng trọt, sản xuất, vận hành và dịch vụ kỹ thuật, bao gồm công nhân máy móc nông nghiệp và phòng chống dịch bệnh, người bảo vệ thực vật. Theo ý tưởng của ông để phát triển và mở rộng đội ngũ nông dân chuyên nghiệp mới, cần những người yêu thích nông nghiệp, hiểu biết về công nghệ và quản lý tốt. Khi đó, kỹ năng sản xuất và khả năng quản lý của lực lượng sẽ được cải thiện, mục tiêu là đưa nông nghiệp nông thôn phát triển. Theo Sina Trong 50 cán bộ quản lý và nhà giáo tiêu biểu của ngành giáo dục TP.HCM đoạt giải thưởng Võ Trường Toản năm 2021, có một thầy giáo từng 5 năm làm giám thị và bảo vệ sau khi tốt nghiệp sư phạm.