Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,ầnVănNhungchiasẻHọctròcầngìởngườithầynhânngàsoi kèo asenal GS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, có bài viết bàn về những kỹ năng cần thiết và nhiệm vụ cao cả mà một người thầy cần phải có. VietNamNet xin giới thiệu bài viết của GS Trần Văn Nhung. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trước hết tôi xin chúc mừng tất cả các thầy cô và những nhà quản lý giáo dục, những người đã hết lòng vì thế hệ trẻ, vì tương lai của đất nước! Nhân ngày này, tôi xin nêu lại câu hỏi "Học trò cần gì nhất ở người thầy?", để chúng ta cùng suy ngẫm và trả lời. Câu hỏi này và các trả lời của nó rất quan trọng, nhưng không phải là vấn đề gì hoàn toàn mới và cũng đã được bàn thảo nhiều lần từ xưa đến nay. Tôi không phải là nhà nghiên cứu giáo dục, mà chỉ tham gia giảng dạy và quản lý giáo dục. Nên khi nêu câu hỏi và tìm trả lời cho nó tôi chỉ dựa trên những chiêm nghiệm thực tế của mình hơn là lý luận. Vì vậy để trả lời cho câu hỏi này tôi xin trích dẫn một danh ngôn của William Arthur Ward:"Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh hoạ, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng". Như vậy câu trả lời đã rõ: Việc "truyền cảm hứng"là cái học trò cần nhất từ người thầy và đó cũng chính là điều khó nhất đối với người thầy. Vì sao vậy? William A. Ward nói có đúng không? William Arthur Ward (1921 – 1994) là nhà giáo dục người Mỹ, tác giả cuốn Fountains of Faith (Suối nguồn Niềm tin). Ông là một trong những tác gia được trích dẫn nhiều nhất của Mỹ về những câu nói truyền cảm hứng. Tôi cho rằng Ward hoàn toàn đúng và câu nói trên của ông thật tuyệt vời để phân biệt những kỹ năng cần thiết và nhiệm vụ cao cả mà một người thầy cần phải có. Những kỹ năng "nói", "giải thích" và "minh họa" là những yêu cầu cơ bản, có tính chất kỹ thuật đối với một giáo viên. Nhưng chỉ có "người thầy vĩ đại"mới "biết cách truyền cảm hứng"cho học trò. Để truyền được cảm hứng cho học trò thì phép cộng số học của những kỹ năng cơ bản và kỹ thuật khi giảng bài của người thầy là chưa đủ, cho dù có thể rất nhiều và rất công phu."Truyền cảm hứng"cho học trò có nghĩa là không chỉ truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm thông thường mà ở mức cao nhất là truyền ngọn lửa tình yêu khoa học, chất men say khoa học cho học trò để các em tiếp tục tự học thêm, tự hoàn thiện mình, trong suốt cuộc đời mình. Một cách khái quát, có thể nói: Nhiệm vụ và sứ mệnh quan trọng, cao cả nhất và cũng là khó khăn nhất của giáo dục và nhà giáo là "truyền cảm hứng" cho học trò, cho người học, làm sao biến được giáo dục thành tự giáo dục, học thành tự học. Như vậy, quan trọng nhất là người thầy phải dạy cho học trò và học trò phải học được cách tự học suốt đời. Trong cuộc đời mỗi con người, chúng ta ai cũng có những kỷ niệm không thể quên về một số ít những thầy, cô của mình, có thể ở bậc phổ thông, đại học hoặc sau đại học. Những người đó không chỉ dạy chúng ta những kiến thức theo chương trình quy định mà còn dạy cho chúng ta biết những điều mới lạ ngoài sách giáo khoa, về thiên nhiên, về vũ trụ rộng lớn và sâu thẳm về con người, về đối nhân xử thế. Đấy là những người, cùng với bố mẹ mình, dạy cho chúng ta trở thành một con người có giáo dục, một con người tử tế và gửi gắm nơi ta chất men say khoa học, học làm người và không ngừng tự học thêm, tự sửa chữa những thói hư, tật xấu của mình để tự hoàn thiện. Vâng, nói thì dễ, nhưng làm thì khó, nhất là khi chúng ta đang làm quen với cơ chế thị trường hiện nay. Bố, mẹ, thầy cô và xã hội chăm lo, dạy dỗ và kỳ vọng nhiều ở chúng ta, nhưng học để trở thành một con người tử tế theo nghĩa đầy đặn của từ này sao mà khó đến thế. Thì ra, những thầy cô hiếm hoi không chỉ dạy chúng ta khi còn trong nhà trường mà còn rèn cho chúng ta đủ nghị lực để tiếp tục tự học suốt đời, tự hoàn chỉnh mình thành con người tử tế, có ích cho xã hội. Các khái niệm "tự học" (self-learning) và "học suốt đời" (lifelong learning) cũng đã được UNESCO đưa ra năm 1996 trong Báo cáo Delors và cần phải được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa đầy đủ của nó, tức là không chỉ tiếp tục học kiến thức mà cả văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống... trong suốt cuộc đời. Lâu nay, chúng ta đều đã biết rằng: Ba yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội đóng vai trò quyết định cả quá trình hình thành và giáo dục suốt cuộc đời của mỗi con người. Ba yếu tố này tạo thành ba cạnh của một tam giác, tạm gọi là tam giác giáo dục. Tôi cho rằng cần phải bổ sung thêm đỉnh thứ tư - đỉnh tự học - vào bức tranh/sơ đồ minh họa quá trình giáo dục con người. Để dễ hình dung, ta xem đỉnh thứ tư, đỉnh tự học (tự thẩm thấu, tự hoàn thiện), cùng với ba đỉnh của tam giác đáy, gia đình, nhà trường và xã hội, tạo ra một tứ diện trong không gian ba chiều, như không gian ta đang sống, tạm gọi là tứ diện giáo dục, mô hình giáo dục đầy đủ tạo ra một con người hoàn chỉnh. Chính yếu tố thứ tư, yếu tố về khả năng tự học, tự thẩm thấu, đã tạo điều kiện để cho ba yếu tố trước (học từ gia đình, nhà trường và xã hội) được phát huy tối đa, để tạo nên một con người hoàn chỉnh. Tự giáo dục còn quyết định và quan trọng hơn cả sự giáo dục nhận được từ gia đình, nhà trường và xã hội. Nhà giáoTrần Văn Nhung Trong tập đặc biệt của chương trình truyền hình thực tế “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” phát sóng tối ngày 18/11, lớp học của cô Nga – giáo viên Lịch sử của một trường THPT ở Vĩnh Phúc đã được phân tích trên sóng truyền hình.GS Hoàng Tụy (sắp tròn 90 tuổi) và các học trò toán học của mình. GS Trần Văn Nhung (hàng đầu, ngoài cùng bên phải) cũng là một trong những học trò của GS Hoàng Tụy Ảnh: Thanh Hùng "Học trò đã thay đổi tôi"