当前位置:首页 >La liga >Chàng trai muốn thay đổi số phận người Việt bằng giáo dục_nhận định bóng đá anh

Chàng trai muốn thay đổi số phận người Việt bằng giáo dục_nhận định bóng đá anh

2025-01-23 09:51:34 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Fabet

Tốt nghiệp thủ khoa ngành Toán Kinh tế từ ĐH California,àngtraimuốnthayđổisốphậnngườiViệtbằnggiáodụnhận định bóng đá anh Los Angeles (Mỹ), sau một thời gian trải nghiệm ở những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính và tư vấn, Lê Đình Hiếu quay trở về Việt Nam để làm giáo dục.

{keywords}
Lê Đình Hiếu, sinh năm 1988 từng nằm trong danh sách Forbes 30 Under 30 năm 2016. Ảnh: NVCC

Làm giáo dục vì những đứa trẻ

Lý do anh chọn chuyển hướng không thể nhân văn hơn: 'Những con người mà tôi gặp đều đã có thể có một cuộc đời tốt đẹp hơn nếu như họ được tiếp cận một nền giáo dục chất lượng hơn'.

Thành công trong các dự án giáo dục mà Lê Đình Hiếu là người sáng lập và điều hành đã đưa anh vào danh sách 30 Under 30 do Forbes Việt Nam bầu chọn năm 2016.

Mới đây, anh lại lọt vào danh sách 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2018.

Tuy nhiên, anh gọi những thành công này là 'nhỏ bé' khi đặt bên cạnh bạn bè quốc tế và đó chính là lý do anh quyết định quay trở lại trường học.

Ngay sau khi tốt nghiệp, Hiếu đầu quân cho những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Tài chính và Tư vấn ở Mỹ và Việt Nam như ING, Deloitte.

‘Tại các công ty này, triết lý kinh doanh và giá trị của họ luôn gắn liền với sứ mệnh 'thay đổi' cuộc sống con người. Tuy nhiên, cá nhân tôi khi làm tại đây, tôi có cảm giác mình chỉ đang ‘chứng kiến sự thay đổi’ một cách gián tiếp, chứ chưa phải là một hạt nhân trực tiếp đem lại sự thay đổi đó’ - anh chia sẻ.

Cùng lúc đó, anh có dịp chứng kiến và trải nghiệm thêm rất nhiều câu chuyện của những đứa trẻ, những thanh thiếu niên và cả những người lao động trẻ tại Việt Nam. Ở đó, mỗi con người anh gặp đều đã có thể có một cuộc đời tốt đẹp hơn, nếu như họ được tiếp cận một nền giáo dục chất lượng hơn.

Anh đã từng bật khóc trước một đứa bé 8 tuổi ở Đồng bằng sông Cửu Long, khi hỏi cậu bé ‘Con muốn học cái gì nhất?' và câu trả lời là ‘Con muốn học bơi vì năm nào làng con cũng có bạn bị đuối nước chết khi mùa nước lên, con rất sợ và không biết đến bao giờ thì đến lượt mình’.

Anh cũng nhói đau khi nhìn thấy cô bé con chị bán chè vẫn lẽo đẽo theo mẹ, 10 năm sau gặp lại đã vác cái bụng bầu to tướng khi mới 15 tuổi.

Đó là lý do anh quyết định chuyển sang làm giáo dục.

{keywords}
G.A.P và Everest Education - hai dự án giáo dục mà Lê Đình Hiếu là người sáng lập - đều hướng tới mục đích giúp người Việt trẻ được trang bị tốt nhất các kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp nhằm có chỗ đứng trên thị trường lao động toàn cầu. Ảnh: NVCC

Cả ở Everest Education và G.A.P, anh đều muốn mang lại cơ hội toàn cầu cho người trẻ Việt thông qua giáo dục. Nếu như Everest Education là một tổ chức giáo dục tập trung vào nhóm học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12, trong đó đưa những giáo trình chuẩn hóa tốt nhất trên thế giới như Singapore Math, Tú tài Quốc tế... vào giảng dạy cho học sinh phổ thông tại Việt Nam thông qua mô hình trung tâm văn hóa ngoài giờ, thì G.A.P Institute tập trung vào sứ mệnh cấp bách hơn nữa là đào tạo và chuẩn bị cho thế hệ sinh viên một bộ ba hành trang gồm: tư duy toàn cầu, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp của thế kỷ 21 và những trải nghiệm thực tiễn.

‘Khao khát của chúng tôi là nâng tầm người trẻ Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế. Làm sao để chúng ta không còn là một đất nước của tài nguyên thô và lao động giá rẻ, mà là quốc gia của chất xám và sự sáng tạo?’ - anh nói.

Điều đặc biệt ở G.A.P là việc đi theo mô hình doanh nghiệp xã hội. Với mong muốn tài chính không còn là rào cản trong giáo dục nên cứ 3 bạn sinh viên đóng tiền học tại G.A.P sẽ có một học bổng toàn phần cho một sinh viên khác.

Trước áp lực phải thay đổi và 'cập nhật' bản thân, Hiếu quyết định quay trở lại trường học.

Anh nộp đơn cho khóa học Thạc sĩ Khởi nghiệp giáo dục tại ĐH Pennsylvania (Mỹ) – một trong 8 trường thuộc khối Ivy League và sau 2 tháng, anh nhận được thư mời nhập học của trường.

Lê Đình Hiếu mang theo 2 niềm tin lớn khi quyết định theo đuổi nghiệp giáo dục: thứ nhất, mọi người có quyền được tiếp cận giáo dục một cách bình đẳng và thứ hai, công nghệ trong tương lai chính là cánh cửa để lan tỏa các cơ hội giáo dục này một cách nhanh nhất.

‘Bởi thế, tôi định hướng sẽ phát triển các tổ chức giáo dục mà tôi đang tham gia theo hướng sử dụng sức mạnh của công nghệ để giúp mọi người tiếp cận một nền giáo dục chất lượng cao một cách bình đẳng hơn’ – anh chia sẻ.

{keywords}
Lê Đình Hiếu đang theo học Thạc sĩ Khởi nghiệp giáo dục của ĐH Pennsylvania (Mỹ). Ảnh: NVCC

Lời dặn từ người mẹ không học đại học

Câu chuyện về người mẹ bị điếc là câu chuyện mà Lê Đình Hiếu đã kể vào ngày đầu tiên đi học ở Stanford, cũng là một trong những câu chuyện nhận giải thưởng 'Founder’s Story' (Câu chuyện của người sáng lập) của nhà trường khi anh kể về chặng đường sáng lập Hear.Us.Now.

Hear.Us.Now là dự án dạy tiếng Anh và Tin học cho trẻ em câm điếc từ 8-15 tuổi, mà sau đó đã trở thành một trong 3 dự án xuất sắc nhận một số tiền tài trợ lớn cho nền tảng giáo dục trực tuyến miễn phí cho 3 triệu người câm điếc tại Việt Nam.

Hiện tại, khi đang phải đi học xa nhà, Hiếu uỷ quyền quản lý Hear.Us.Now cho những cộng sự ở Việt Nam.

Đầu tháng 5 vừa qua, anh ‘khoe’ về thành tích mới nhất của dự án: ‘100% là con số các em học sinh câm điếc lớp 9 của Hear.Us.Now. vừa mới vượt qua bài thi tiếng Anh. Đây là năm thứ 2 Hear.Us.Now. cùng các em đạt được kỳ tích trên trong lịch sử phát triển ngắn ngủi 5 năm.

100% là tỉ lệ ‘tăng trưởng’ số học sinh tốt nghiệp. Nếu như năm đầu tiên là 10 em thì năm nay chúng mình đã có 21 em vượt ‘vũ môn’ thành công.

100 cũng là số suất học miễn phí mà hàng năm HUN đang cố gắng cung cấp’. 

{keywords}
Buổi tiệc Giáng sinh năm 2018 cho hơn 200 học sinh khiếm thính do cộng sự của Lê Đình Hiếu tổ chức. Ảnh: NVCC

Ít ai biết động lực và niềm tin để anh biến một ý tưởng tưởng chừng viển vông trở thành những sản phẩm có thật lại được nuôi dưỡng từ người mẹ.

‘Mẹ là cô giáo lớn nhất trong cuộc đời tôi, mặc dù mẹ chưa bao giờ được đi học đại học, nhưng mẹ có cách để dạy tôi nên người theo hướng riêng của bà’.

‘Năm tôi 5 tuổi, chị tôi bắt đầu học piano. Hai năm sau đó, tôi cũng bắt đầu ‘trò chơi’ ấy. Hai chị em có chung một người cô giáo, là mẹ tôi. Mẹ không phải là một cô giáo piano giỏi nhất, nhưng chắc chắn là người nhiệt tâm nhất - mỗi buổi tối cứ đều đặn, chị học piano trong 1 - 2 tiếng thì tôi học chữ, và sau đó đổi ngược lại, và thế là hết cả buổi tối’.

Khi anh lên cấp 2, phương pháp dạy đàn của mẹ anh có thay đổi đôi chút. Bà không còn ngồi sát kế bên và chỉ nói về cảm xúc hoặc cái ‘hồn’ của bản nhạc.

‘Mẹ cũng thôi không còn nói những câu như ‘đoạn này con cần đánh mạnh lên, phải staccato hơn nữa…’, mà thay vào đó, mẹ thường hay chỉnh tư thế, lưng cổ, ngón tay, khuỷu tay…

Với một đứa trẻ 12-13 tuổi, anh chỉ nghĩ đơn giản là mẹ thay đổi phương pháp. Đó là giai đoạn đầu tiên mẹ anh bắt đầu mất thính lực - một căn bệnh di truyền của nhà ngoại anh.

‘Mẹ chưa bao giờ nói với tôi là mẹ bị điếc cả, và có lẽ mẹ cũng không biết cách nói điều đó với chúng tôi như thế nào hoặc đơn giản là mẹ quyết định không nói. Chỉ đến tận khi mẹ tôi buộc phải đeo máy trợ thính, lúc đó tôi mới biết mẹ bị điếc’.

‘Ngày tôi biết mẹ bị điếc, khi nhìn thấy mẹ hí hoáy đeo cái máy trợ thính nhét vào trong lỗ tai, tôi khá bàng hoàng. Bàng hoàng bởi vì tôi không nghĩ mẹ điếc. Bàng hoàng bởi vì tôi không nghĩ chị tôi, em tôi, hoặc chính tôi cũng có thể bị điếc. Nhưng bàng hoàng hơn cả là bởi vì mẹ đã sống trong một thế giới không có âm thanh một cách mạnh mẽ và hạnh phúc hơn tất cả những người khiếm khuyết khác mà tôi từng biết.

Mẹ chưa bao giờ khóc, chưa bao giờ buồn hay oán trách số phận. Mẹ đối mặt, chấp nhận, và sống với căn bệnh mất thính lực một cách vui vẻ và an yên’.

Năm 18 tuổi, tôi lên đường du học. Tôi vẫn còn nhớ mẹ dặn trước khi đi học xa: ‘Sẽ có rất nhiều thứ trong cuộc đời, con không chống lại được. Khi đó, đừng buồn khóc, mà hãy mạnh mẽ và tìm cách sống với những khó khăn đó. Cuộc đời khó khăn hay không là do cách nhìn cuộc đời của mình, con ạ. Và đã có những người biến những điều khó khăn, thậm chí là những trở ngại không tưởng, thành sức mạnh của chính họ’.

Hành trang quí giá nhất trong chặng đường gần 12 năm sống, học tập, và làm việc ở trong và ngoài nước, cũng như bước đường khởi nghiệp giáo dục đầy vất vả của anh chính là lời dặn đó của mẹ.

Tình yêu cô thợ may 19 năm ngồi xe lăn: 'Anh ấy vệ sinh cá nhân cho em'

Tình yêu cô thợ may 19 năm ngồi xe lăn: 'Anh ấy vệ sinh cá nhân cho em'

‘Ngày xưa em buồn lắm. Còn bây giờ, ngồi xe lăn không còn là thứ gì đó quá tồi tệ với em. Em biến nó thành động lực để làm những việc mà mình muốn’, Thắm nói.

(责任编辑:World Cup)

    推荐文章
    热点阅读