Bó tay với định mức 100.000 đồng tiền chợ của mẹ chồng_kết quả bóng đá ngoại hạng pháp

Mỗi ngày tôi chỉ được phép đi chợ với 100.000 đồng,ótayvớiđịnhmứcđồngtiềnchợcủamẹchồkết quả bóng đá ngoại hạng pháp nhưng mẹ chồng vẫn yêu cầu có mâm cơm ngon và cả trái cây tráng miệng.

Vừa về làm dâu, mẹ chồng đã tuyên bố sẽ vẫn là người phụ trách tài chính gia đình như lâu nay vẫn thế, tôi chỉ việc lo chợ búa nấu nướng và làm các việc nhà khác. Nghĩa là trước giờ chồng tôi nộp lương cho mẹ, bà để lại cho mỗi tháng 2 triệu để chi tiêu cá nhân. Nay có tôi về, thích thì tôi nộp lương mẹ giữ, không thì thôi mẹ không ép. Tuy nhiên nếu tôi giữ lại lương mình thì mẹ sẽ không cho chồng tôi tiền tiêu vặt nữa, mà để khoản đấy cho tôi lo.

Lương tôi ba cọc ba đồng, nộp cho mẹ để mẹ chi lại cho ít đồng, hay không nộp mà phải đưa tiền cho chồng tiêu vặt, thì cũng như nhau. Nhưng tôi vẫn chọn giải pháp tự giữ lương của mình, dù sao cũng tự do hơn.

{keywords}

Ảnh minh họa.

Hằng ngày, mẹ chồng giao cho tôi 100.000 đồng tiền chợ, bảo nhà mình khó khăn, mẹ cần tiết kiệm để sửa nhà khang trang cho các con ở, nên không được tiêu quá, vả lại đàn bà đảm đang có thể lo bữa cơm ngon, đủ chất cho gia đình mà không tốn tiền. Tôi không phải hoang phí gì nhưng quả thật 100.000 đồng thì khó mua bán quá, trong khi mẹ chồng tuy không đòi cao lương mỹ vị nhưng cứ yêu cầu đổi món thường xuyên cho khỏi ngán. Tôi cứ loay hoay mãi đậu phụ, lạc rang, cá nục, cá khô, thịt kho dừa… mãi, nhiều khi cảm thấy bó tay, bế tắc, lượn mấy vòng trong chợ mà chẳng biết mua gì.

Để qua chuyện, nhiều khi tôi tự bỏ tiền túi để mua thứ đắt đỏ hơn một chút, nhưng lần nào mẹ chồng cũng phát hiện. Bà có thâm niên đi chợ mấy chục năm nên tinh mắt kinh khủng. Lần nào bà cũng bóc mẽ và phê bình tôi, bảo tôi lười suy nghĩ, không biết chắt chiu, rằng đừng tưởng tiền từ túi tôi thì bà không xót…

Lại còn chuyện tráng miệng nữa, tiền ít mà luôn phải có khoản này, đến đau cả đầu. Sao mẹ chồng tôi lại cắc cớ như vậy chứ?

Chuyên gia tư vấn:

Sự mâu thuẫn, đụng chạm giữa mẹ chồng và nàng dâu về thói quen, quan điểm chi tiêu là điều rất thường gặp. Với gia đình bạn, mẹ chồng yêu cầu tiết kiệm tối đa cũng là hợp lý, bởi như bạn nói thì kinh tế gia đình không khá giả, bản thân bạn lương cũng ba cọc ba đồng. Theo như bạn kể thì mẹ chồng muốn tiết kiệm là để sửa nhà cho con cái, trong đó có bạn, có chỗ ở khang trang hơn. Mẹ chồng bạn cũng xót cả tiền trong túi bạn chứ không phải chỉ biết tiếc tiền trong túi bà. Điều này cho thấy tuy khó tính, độc đoán nhưng bà không phải mẹ chồng cay nghiệt, không biết thương con dâu.

Tôi nghĩ tiết kiệm là điều nên làm với hoàn cảnh kinh tế như vậy. Và với những người nội trợ, làm sao để chi ít tiền mà vẫn có bữa cơm ngon cho gia đình là một yêu cầu. Quả thật điều này không dễ. Nhưng nếu thấy khó, tại sao bạn không “bái mẹ chồng làm sư phụ”? Những gì bạn kể cho thấy mấy chục năm qua bà đã làm tốt điều này. Nếu bạn không ngại học hỏi, chắc bà cũng sẽ vui lòng chỉ cho bạn. Như vậy, bạn sẽ không chỉ làm tốt hơn nhiệm vụ mà còn cải thiện được tình cảm với mẹ chồng. Chúc bạn hạnh phúc.

(Theo Tiền phong)
Thể thao
上一篇:Edurun 2024: Quyên góp 5 tỷ đồng để xây trường vùng xa
下一篇:Chuyện thưởng tết của VĐV Việt Nam, tay trắng về quê