Không còn chờ đợi hàng tiếng đồng hồ để đến lượt khám,ệnhviệnthôngminhgiảmthờigianchờkhônglogiấytờchơi bài xì dách không còn cần lằng nhằng thẻ báo hiểm, sổ y bạ, phiếu xét nghiệm… bệnh viện thông minh đang dần chứng tỏ ưu điểm, giúp bệnh nhân thuận tiện hơn khi khám, chữa bệnh.
“Số hóa” từ lấy số thứ tự đến bệnh án
Trước đây, để xếp hàng đăng kí khám, lấy được số thứ tự khám, chữa bệnh, người bệnh đến Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phải mất thời gian đến 20 phút. Tuy nhiên, với kios tiếp nhận ở bệnh viện, người bệnh chỉ mất chưa đến 1 phút đồng hồ để người bệnh sử dụng thẻ khám chữa bệnh thông minh để tự check-in vào phòng khám, người có thẻ BHYT tự check-in lấy số thứ tự vào quầy tiếp nhận.
Những bệnh nhân nội trú ở Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh cũng được tận hưởng những lợi ích tích cực do CNTT đem lại. Mọi thông tin của người bệnh đều được tích hợp vào phần mềm, nhân viên y tế chỉ cần sử dụng 1 máy tính bảng để truy xuất nhanh thông tin người bệnh, hồ sơ bệnh án, kết quả xét nghiệm, X-Quang, siêu âm,… theo dõi lập y lệnh và kê đơn thuốc.
Cũng chính nhờ bệnh án điện tử, bác sĩ chỉ mất thời gian rất ngắn để truy cập thông tin của bệnh nhân một cách đầy đủ và chính xác. Chính bác sĩ cũng có thêm thời gian thăm khám, tư vấn cho người bệnh. Hiện Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh đã triển khai 100% bệnh án nhập hoàn toàn trên phầm mềm; 98% giấy tờ in trực tiếp từ phần mềm.
Cũng nhờ số hóa bệnh án, số lượng bệnh nhân đến Bệnh viện Quận Thủ Đức dần tăng lên từ 100 lượt khám mỗi ngày vào năm 2007, đến nay trung bình BV tiếp nhận gần 5.000 lượt khám/ngày và 800 bệnh nhân nội trú. Bệnh án điện tử cũng là công cụ đắc lực giúp bệnh viện hạn chế được tối đa sai sót của điều dưỡng, sai số lượng thuốc, vật tư y tế tiêu hao, xét nghiệm, sao chép không chính xác, chỉ định không phù hợp…
Việc áp dụng CNTT để đổi mới quy trình làm việc của bệnh viện, hướng đến xây dựng bệnh viện thông minh nhận được phản hồi tích cực từ người bệnh, người nhà cho đến các bác sĩ. Với người bệnh, đơn thuốc, chi phí khám, chữa bệnh công khai mang lại sự hài lòng nhất định. Còn các y bác sĩ cũng không phải ghi chép dễ dẫn đến sai lệch. Một cú chạm, bác sĩ đã nắm được tiền sử, quá trình chữa bệnh của bệnh nhân cũng như những xét nghiệm hiện tại… giúp quá trình khám, chữa bệnh hiệu quả hơn.
Hướng đến đích “y tế thông minh”
Tháng 9/2018 Hội thảo về Y tế thông minh trong thời đại 4.0 do Bộ Y tế tổ chức đã diễn ra tại TP.HCM. Hội thảo nhấn mạnh đến 3 bài toán cấp thiết ngành Y tế cần làm là bệnh viện (BV) thông minh, chăm sóc sức khỏe thông minh, quản trị hệ thống y tế thông minh.
Tại một buổi ký kết thỏa thuận hợp tác về việc ứng dụng công nghệ thông tin y tế giai đoạn 2018 - 2028, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nhấn mạnh, việc ứng dụng công nghệ cần hướng đến việc đem lại sự hài lòng cho người dân và các y bác sĩ trong quá trình sử dụng.
Hiện toàn ngành Y tế đang tập trung cao độ hướng đến ngành y tế thông minh, trong đó, người bệnh chính là trung tâm của sự thay đổi này. Theo đó, phần mềm bệnh viện thông minh cần đáp ứng được các yêu cầu là thủ tục đơn giản, giảm thời gian chờ đợi, công khai minh bạch, đáp ứng được tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Phần mềm chăm sóc sức khỏe thông minh (ứng dụng tại các trạm y tế xã, phường gắn với mô hình bác sĩ gia đình), cũng làm theo nguyên tắc đơn giản, dễ dùng, dễ tiếp cận, phổ cập, từ đó mang lại sự hài lòng cho người dân.
Năm 2018, ngành y tế hướng đến mục tiêu có 85% bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế có hệ thống xếp hàng điện tử; 50% đơn vị xây dựng hệ thống thông tin tích hợp phục vụ quản lý, điều hành và chuyên môn, 80% đơn vị triển khai hồ sơ công chức, viên chức trên môi trường mạng, 100% bệnh viện phải có hệ thống thông tin quản lý bệnh viện (HIS), trong đó có 95% bệnh viện tích hợp hệ thống quản lý xét nghiệm (LIS) với hệ thống HIS, 50% bệnh viện tích hợp hệ thống thông tin lưu trữ và truyền hình ảnh y học, 20% bệnh viện triển khai bệnh án điện tử, hoàn thành triển khai phần mềm quản lý trạm y tế xã…
D. An (tổng hợp)
(责任编辑:Cúp C2)