TheảnhbáosinhviênlênSàiGònnhậphọcsauvụnamsinhmấttíchthithểtrôisôkết quả vdqg ả rập xê úto ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, tân sinh viên khi lên nhập học cần nhờ Đoàn Thanh niên các trường đại học và trung tâm hỗ trợ sinh viên TP.HCM để tìm kiếm chỗ trọ và hướng dẫn khi trở lại để học tập. Hiện các trường đại học đã bố trí người và tìm kiếm chỗ trọ cho các tân sinh viên và đang đợi các tân sinh viên lên do vậy khi tới nơi hãy liên hệ với những tổ chức này.
Thứ hai, các tân sinh viên phải đọc kỹ các quy định của trường đại học vì các quy định đó sẽ khác với các quy định của trường THPT. Đặc biệt là quy định về giờ giấc, thời khóa biểu và cơ sở đào tạo của các trường.
Thứ ba về nộp hồ sơ xét tuyển và hồ sơ sinh viên đầu vào, các trường sẽ thu hồ sơ tùy theo các hồ sơ các tân sinh viên đã nộp thu, nếu tân sinh viên không nộp hồ sơ hoặc nộp hồ sơ trễ có thể bị xóa tên trong danh sách lớp và các bạn sẽ không được học tập ở trường.
Điều quan trọng nhất, theo ông Sơn hiện nay rất nhiều bẫy đang rình rập sinh viên đặc biệt là với tân sinh viên như lừa đảo đa cấp, vay nặng lãi. Vì vậy hãy thật tỉnh táo trước những chiêu trò này. Thay vì bị lợi dụng, dụ dỗ, các bạn tân sinh viên hãy quan tâm tới những câu lạc bộ ở các trường đại học, vì các các câu lạc bộ sẽ là môi trường tốt nhất để sinh viên sinh hoạt.
Một cảnh báo tân sinh viên tránh xa đa cấp |
Ông Đỗ Văn Dũng khi còn làm Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã cảnh báo tân sinh viên “Sài Gòn là nơi phồn hoa đô hội, giúp các em học được nhiều điều nhưng cũng là nơi đầy cạm bẫy. Rất nhiều cạm bẫy đang giăng chờ các tân sinh viên".
Ông Dũng khuyên rằng đỗ vào một trường đại học danh tiếng đã khó nhưng để thành công sau 4 năm học càng khó hơn. Vì vậy, các tân sinh viên cần phải nỗ lực học tập, vượt qua nhiều trở ngại, thử thách, cám dỗ trong đó có những việc phải làm ngay từ những ngày đầu nhập học.
Cụ thể cần hoạch định kế hoạch cho 4 năm bởi nhiều em quan niệm sai lầm vào đại học là 'học đại' cho xong, có bằng rồi kiếm việc. Trên thực tế bước chân vào đại học là các em trở thành thuyền trưởng con thuyền tương lai của chính mình. Do vậy, sinh viên phải biết đích đến và lộ trình của mình là gì, từ đó có kế hoạch học tập rõ ràng trong 4 năm.
Thứ hai, sinh viên phải học vì chính mình. Muốn đi đến thành công không thể thiếu niềm đam mê vì vậy hãy học vì tương lai của chính mình và vì kỳ vọng, niềm tin của gia đình. Để lo cho các em học được ở ăn học ở thành phố, gánh nặng kinh tế đang đè lên vai cha mẹ.
Thứ 3, vào đại học không chỉ để học mà đại học là nơi để trường thành và cũng nơi sẽ có nhiều bạn tốt có thể giúp mình sau này. Đại học cũng là nơi biến giấc mơ của mình thành sự thật. Đại học là 1 hành trình mà sinh viên sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức nhưng cũng giúp các em lớn lên từng ngày, nắm bắt chuyên môn, tích lũy kỹ năng mềm.
Thứ tư, tự học là chính, bởi học đại học khác với học THPT rất nhiều, trong đó phương pháp học rất đa dạng nhưng chủ yếu là tự học. Hiện nay các trường đại học đang đi đầu trong cải cách phương pháp dạy và học "learning by doing". Trước đây sinh viên học trước rồi làm sau nhưng bây giờ sinh viên làm trước học sau. Đến giảng đường đại học là để làm những điều chưa học được trên mạng, do vậy phải tìm hiểu và thích nghi với cách dạy và học mới của nhà trường, thông qua hệ thống quản lý học tập và học qua dự án. Sáng tạo và khởi nghiệp ngay trong thời gian học đại học cũng sẽ giúp các em vươn lên làm những người chủ chứ không mãi làm thuê.
Với sinh viên, kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng cho sự thành công trong tương lai. Các kỹ năng này sẽ hình thành trong quá trình học trên lớp và ngoài giờ qua các cuộc thi học thuật, phong trào Đoàn, Hội và các CLB trong trường do vậy hãy tích cực tham gia các hoạt động.
Thứ năm, ngoại ngữ là sinh ngữ và đa số các cựu sinh viên thành đạt ngày nay nhờ sắp xếp thời gian học và tự học Tiếng Anh hoặc Tiếng Nhật ngay từ đầu. Ngoại ngữ là sinh ngữ nên cần học hằng ngày để nó gắn liền với cuộc sống. Nhiều nhà tuyển dụng đặt nặng vai trò của Tiếng Anh vì có nó các em mới nắm bắt được tri thức mới, công nghệ mới.
Thứ sáu, cân đối giữa việc học và làm thêm, chú ý cạm bẫy nơi thành thị trong những năm tháng học đại học nên tìm việc làm thêm, kể cả các bạn có gia đình khá giả. Làm thêm không những giúp trang trải cuộc sống, giúp gia đình bớt khổ hơn mà còn giúp các em học được nhiều điều. Tuy nhiên phải cân đối giữa việc học và làm thêm hợp lý.
Thứ bảy, đừng đua đòi, chú ý tai nạn giao thông, bởi rất nhiều sinh viên ở các trường ĐH đến từ các miền quê khó khăn, gia đình khó khăn. Do vậy đừng mặc cảm vì mình còn quê mùa và đừng đua đòi chạy theo cuộc sống nơi phố thị bởi cha mẹ mình còn khổ. Hãy lưu ý vấn đề tai nạn giao thông vì gần như năm nào cũng có sinh viên ra đi khi chưa hoàn thành việc học ở trường.
Cuối cùng cần ý thức tiết kiệm, yêu thương giúp đỡ bạn bè đó là chủ của ngôi trường mình đang học với ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ tài sản. Thực hiện tiết kiệm điện nước vì nó sẽ giúp trường không tăng học phí…
Minh Anh
Ông Trần Thanh Thưởng, Trưởng Phòng tuyển sinh và Công tác sinh viên, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nói nhà trường xót xa khi 1 sinh viên giỏi ra đi trong ngày đầu tiên nhập học.
相关文章:
相关推荐:
2.3147s , 7595.75 kb
Copyright © 2025 Powered by Cảnh báo sinh viên lên Sài Gòn nhập học sau vụ nam sinh mất tích, thi thể trôi sông_kết quả vdqg ả rập xê út,Fabet