MTTQ Việt Nam: Trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân tộc_bxh epl 2024

  发布时间:2025-01-25 03:00:08   作者:玩站小弟   我要评论
Tin thể thao 24H MTTQ Việt Nam: Trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân tộc_bxh epl 2024。

- Thưa ông,ệtNamTrungtâmcủakhốiđạiđoànkếttoàndântộbxh epl 2024 nhân kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, ông có thể điểm lại những mốc son của MTTQ Việt Nam 91 năm qua?

- Trong suốt 91 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ở mỗi thời kỳ cách mạng với những hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau, MTTQ Việt Nam đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, luôn làm tròn sứ mệnh vẻ vang của mình, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng, của dân tộc, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân. Ngày 18- 11-1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ban hành Chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh - hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (MTTQ Việt Nam ngày nay). Lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam là quá trình hình thành, hoàn thiện và phát triển về lý luận, phong trào và tổ chức. Dưới ngọn cờ của các tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, nhân dân ta đã đoàn kết tiến hành các phong trào đấu tranh cách mạng, mà sự ra đời của Mặt trận Việt Minh ngày 19-5-1941 là bước trưởng thành vượt bậc của MTTQ về cả đường lối, tổ chức và hoạt động, làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám lịch sử, giành chính quyền về tay nhân dân, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945), mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc: Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Ông Nguyễn Văn Lợi (thứ 2 từ phải sang), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Lộc (thứ 4 từ phải sang), Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, trao tặng khẩu trang cho các tổ dân phố, thuộc khu phố 7, phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một nhân Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2021. Ảnh: QUỐC CHIẾN

ể đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng và sự phát triển của Mặt trận Dân tộc thống nhất, ngày 29-5-1946, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam được thành lập, đây là bước phát triển mới của Mặt trận Dân tộc thống nhất. Ngày 3-3-1951, Đại hội toàn quốc Mặt trận thống nhất Việt Minh - Liên Việt lấy tên là Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam được tiến hành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần củng cố Mặt trận Dân tộc thống nhất.

Bước vào giai đoạn chống Mỹ cứu nước, ngày 10-9-1955, Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất họp tại Hà Nội đã quyết định thành lập MTTQ Việt Nam và thông qua Cương lĩnh nhằm đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình trong cả nước. MTTQ Việt Nam đã ra sức vận động các tầng lớp nhân dân thi đua yêu nước, tham gia khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa, hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Ở miền Nam, từ cao trào đấu tranh của nhân dân miền Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, ngày 20-12-1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Năm 1968, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam được thành lập đã tập hợp rộng rãi các tầng lớp, giai cấp, tôn giáo, dân tộc và mọi người dân yêu nước.

Sau Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975), Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (năm 1977) quyết định hợp nhất 3 tổ chức: MTTQ Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, lấy tên chung là MTTQ Việt Nam.

Nêu cao vai trò, trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, MTTQ Việt Nam đã không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong giai đoạn tiếp theo.

- Những năm qua, MTTQ các cấp trong tỉnh đã thể hiện vai trò là trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân tộc như thế nào? Đặc biệt, trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vai trò này được thể hiện, phát huy ra sao, thưa ông?

- Có thể nói, cùng với lịch sử vẻ vang của MTTQ Việt Nam 91 năm qua, MTTQ các cấp trong tỉnh đã có những đóng góp xứng đáng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và quê hương. Nổi bật nhất là vai trò xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh. Thông qua các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước của MTTQ đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, khơi dậy sức mạnh trong dân, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương, đơn vị.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ấp Dòng Sỏi, xã An Tây, TX.Bến Cát

Trong những tháng ngày khó khăn “chống dịch như chống giặc”, chúng ta đã thấy được sự đồng thuận, quyết tâm của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong cuộc chiến chống đại dịch. Mọi tầng lớp nhân dân cùng các chiến sĩ lực lượng vũ trang, y tế; cán bộ công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên, cán bộ MTTQ các cấp… đã ra quân đồng loạt, bất kể ngày đêm tham gia phòng, chống dịch; hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân trong khu phong tỏa, hỗ trợ trang thiết bị y tế, vật tư y tế cho các cơ sở điều trị, khu cách ly; những bếp lửa ấm tình đồng bào được duy trì để tiếp sức cho lực lượng tuyến đầu chống dịch… Tất cả những điều này cũng đã thể hiện vai trò của MTTQ là trung tâm khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Công tác tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực xã hội, đoàn kết các tổ chức thành viên, các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch đã góp phần tạo nên những thành quả chống dịch đã đạt được như ngày hôm nay.

- Thưa ông, để nâng cao hiệu quả cuộc vận động do Mặt trận chủ trì, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đổi mới phương thức hoạt động ra sao?

- Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh luôn chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng các cuộc vận động, phong trào thi đua sát với thực tiễn, gắn kết với lợi ích của nhân dân, từng gia đình và cộng đồng dân cư trong điều kiện mới; thực hiện tốt vai trò chủ trì phối hợp và thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, khắc phục chồng chéo trong thực hiện các phong trào, cuộc vận động, phân công rõ trách nhiệm cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp tổ chức thực hiện; quá trình tổ chức thực hiện có sơ kết, đánh giá để kịp thời tháo gỡ khó khăn… Chính vì vậy, chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động, phong trào của MTTQ và các tổ chức thành viên ngày càng được mở rộng và đem lại hiệu quả thiết thực.

Phương thức vận động, giúp đỡ chăm lo cho người nghèo cũng có nhiều đổi mới, trong đó MTTQ vừa vận động trực tiếp các nguồn lực, vừa hướng dẫn, kết nối để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm triển khai giúp đỡ trực tiếp cho người nghèo và các địa phương. MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hiệp thương để các tổ chức thành viên nhận giúp đỡ các hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững…

- Xin cảm ơn ông!

 “Bình Dương đã trải qua khoảng thời gian hết sức khó khăn với vô vàn thử thách khi đợt dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 bùng phát mạnh mẽ. Dịch bệnh đã gây ra những tổn thất to lớn về vật chất và tinh thần; nhưng cũng qua đại dịch, tinh thần đoàn kết, sẻ chia một lần nữa lại được phát huy mạnh mẽ, nhân văn. Chính nhờ tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng, sự đồng thuận từ các cấp chính quyền đến các tầng lớp nhân dân mà tỉnh đã kiểm soát thành công dịch bệnh, chăm lo an sinh xã hội, đưa đời sống người dân trở lại trạng thái “bình thường mới”.

相关文章

最新评论