Hệ thống đèn pha ô tô đã trở thành một trang bị bắt buộc và không thể thiếu trên một chiếc xe. Hiện nay,áchcănchỉnhđènphaôtôbịlệchmàaicũngcóthểtựlàmtạinhàkèo chấp 0,75 đèn pha ô tô có 4 loại, trong đó phổ biến nhất vẫn là đèn Halogen, Xenon (HID) và LED, còn đèn laser mới chỉ được sử dụng trên một số dòng xe cao cấp.
Chức năng chính của đèn pha là tăng khả năng quan sát khi di chuyển trong điều kiện ánh sáng không đảm bảo như trời tối, sương mù. Ngoài ra, đèn pha còn giúp người lái phát hiện các phương tiện đi ngược chiều và báo hiệu cho các phương tiện đang đi cùng chiều.
Trong quá trình sử dụng xe, đèn pha ô tô có thể bị lệch hướng chiếu sáng. Điều này cũng xảy ra khi người dùng mua bóng đèn pha mới để thay thế nhưng căn chỉnh không đúng.
Đèn pha ô tô bị lệch sẽ trở thành một vấn đề khi tham gia giao thông vào ban đêm bởi điều này có thể gây chói mắt và khiến những người điều khiển phương tiện trên đường mất tập trung, từ đó làm tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông. Vì thế, căn chỉnh đèn pha ô tô đúng cách được xem là giải pháp duy nhất cho tất cả những vấn đề trên.
Thực tế, việc căn chỉnh lại đèn pha tương đối dễ dàng, người dùng hoàn toàn có thể tự thực hiện điều này mà không cần phải mang xe tới các trung tâm sửa chữa ô tô chuyên nghiệp.
1. Cân bằng xe
Trước tiên, người dùng cần tìm một không gian đủ rộng để đỗ xe trên một bề mặt phẳng và đảm bảo trên xe không chở hàng hóa nặng vì điều đó sẽ làm thay đổi góc chiếu sáng của đèn pha.
Ngoài ra, người dùng cũng cần kiểm tra áp suất lốp bởi chỉ khi lốp xe có được sự cân bằng thì việc căn chỉnh luồng sáng của đèn mới đạt được độ chính xác cao.
2. Không gian có tường chắn
Điều kiện cần là tìm được nơi đỗ xe bằng phẳng, trong khi điều kiện đủ là khu vực đó phải có tường chắn. Mục đích là để luồng sáng của đèn pha ô tô chiếu vào, từ đó làm căn cứ căn chính đèn.
3. Vệ sinh đèn pha
Tiếp theo, người dùng cần vệ sinh bề mặt bên ngoài của mặt đèn bằng vải mềm. Điều này giúp ánh sáng của đèn rõ ràng để người dùng dễ quan sát dễ dàng và căn chỉnh luồng sáng chuẩn nhất.
4. Thực hiện các phép đo
Sau khi đã đặt xe ở vị trí cân bằng và đầu xe hướng gần với tường chắn, hãy đo chiều cao từ mặt đất tới tim đèn pha của xe. Thông thường chiều cao này sẽ vào khoảng 1-1,1m.
Sau đó, sử dụng kết quả chiều cao đo được và đánh dấu lên tường. Vẽ một đường kẻ ngang tương đương với bề rộng của thân xe và một đường kẻ dọc tính từ vị trí tim đèn thẳng đến tường.
5. Thực hiện các điều chỉnh đèn pha
Vào trong xe, khởi động và bật đèn xe, đưa xe lùi ra xa tường chắn khoảng 5-7m, mở nắp ca-pô và bắt đầu căn chỉnh từng đèn. Lúc này, người dùng cần có một tua vít và xác định chính xác vị trí của các vít điều chỉnh đèn ở bên trong khoang động cơ. Thông thường, phía sau mỗi chóa đèn sẽ có 2 ốc vít dạng răng cưa để điều chỉnh vị trí luồng sáng theo 4 hướng với ký hiệu U-D hoặc L-R.
Khi muốn điều chỉnh đèn hướng lên trên hoặc xuống dưới, người dùng cần tua vít xoay ốc vít có ký hiệu U-D theo phương thẳng đứng với hướng xoay theo chiều kim đồng hồ, khi đó luồng sáng sẽ đẩy lên cao. Ngược lại, khi xoay theo ngược chiều kim đồng hồ, luồng sáng sẽ hạ thấp xuống. Người dùng cần chỉnh độ cao sao cho đỉnh của luồng sáng thấp hơn từ 3-5cm so với đường kẻ ngang trên tường.
Nếu chùm sáng bị lệch khỏi điểm giao nhau giữa đường kẻ ngang và đường kẻ dọc, khi đó người dùng cần điều chỉnh chùm sáng sang hai bên thông qua ốc vít còn lại (L-R) sao cho phần chùm sáng cường độ cao của đèn pha nằm về bên phải của đường kẻ dọc.
Sau khi căn chỉnh chùm sáng ở cả hai bên đèn, người dùng hãy quan sát xem hai chùm sáng đã có độ cao và độ chụm bằng nhau hay chưa. Nếu kết quả bằng nhau thì việc căn chỉnh đèn pha đã chuẩn chỉnh.
Một số lưu ý khi sử dụng đèn pha ô tô
Khi sử dụng đèn pha ô tô, người lái xe cần chú ý một số điều đơn giản như:
- Chỉ nên sử dụng đèn pha khi lái xe trên đường cao tốc, đường ngoại ô, đường 2 chiều có dải phân cách bởi đèn pha cung cấp ánh sáng tốt hơn, cho phép người lái có tầm nhìn bao quát hơn.
- Sử dụng đèn báo rẽ khi tài xế cần vượt hoặc hỏi đường thay vì bấm còi. Đồng thời việc sử dụng đèn pha để ra tín hiệu thay vì còi cũng làm giảm ô nhiễm tiếng ồn.
- Nếu thấy xe đi ở chiều ngược lại nháy pha, tài xế nên kiểm tra xem đèn pha có bật hay không. Nếu xe đang bật chế độ pha thì người điều khiển nên giảm tốc độ và chuyển sang chế độ cos để tránh làm chói mắt cho các phương tiện ngược chiều.
- Tại Việt Nam, sử dụng đèn pha trong đô thị và các khu vực đông dân cư là hành vi phạm luật và sẽ bị xử phạt tiền từ 800.000-1.000.000 đồng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
- Cuối cùng, người dùng nên kiểm tra đèn pha mỗi năm 1 lần nhằm đảm bảo hướng chiếu của đèn không bị lệch.
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)