Hội nghị Tổng kết công tác năm 2018 và triển khai công tác ngành KH&CN năm 2019 diễn ra sáng 21/1 tại Hà Nội
|
Thứ trưởng Phạm Công Tạc cho biết,Đừngquênchúngtavẫnlànướccóthunhậptrungbìnhthấvô địch úc trong năm 2018 Bộ đã có nhiề hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia; làm đầu mối về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; bước đầu xây dựng và phát triển đề án phát triển Hệ tri thức Việt số hoá; thực hiện các Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh...; tập trung vào ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất; trong sản xuất công nghiệp, tập trung hỗ trợ phát triển sản phẩm của doanh nghiệp theo chuỗi giá trị để tạo ra sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu Việt Nam có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao...
Ngành KHCN xác định trong năm 2019 sẽ tăng cường huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho KHCN, nhất là từ doanh nghiệp; Phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; Đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng…
Chỉ số KHCN không là việc riêng của ngành khoa học
Phó Thủ tướng ghi nhận những thành tựu mà ngành KHCN đã đạt được trong năm qua |
Phát biểu tại hội nghị tổng kết, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận những nỗ lực, sáng tạo của ngành khoa học công nghệ năm 2018:
“Chúng ta có 8.300 công bố quốc tế so với 6.202 công bố năm 2017 – tăng 25%. Chỉ số đổi mới sáng tạo tiếp tục tăng vọt. Cách đây 2 ngày, vệ tinh MicroDragon đã phóng thành công”.
Ngoài ra, trong nỗ lực chung của cả nước nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, Bộ KHCN đã ban hành các văn bản mới làm nền tảng cho Bộ Nông nghiệp, Bộ Y tế, các bộ ngành khác tiếp tục triển khai. Hơn 50% doanh nghiệp đánh giá là công tác này có tiến bộ rõ rệt.
Phó Thủ tướng cho rằng đây là những thành tựu thực chất, có kết quả rõ ràng.
Tuy nhiên, ông nhắc không được quên "chúng ta vẫn đang là nước có thu nhập trung bình thấp, đừng quên rằng trong báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới về sự sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai của 100 quốc gia, Việt Nam chỉ nằm trong nhóm 4 gồm 58 quốc gia/ nền kinh tế non trẻ”.
Về tiêu chí liên quan trực tiếp là KHCN và nhân lực/ trình độ khoa học, Việt Nam chỉ đứng thứ 90/100.
“Những người làm khoa học không được quên điều đó” – ông Đam nói.
Tất nhiên, theo Phó Thủ tướng, nói đến chỉ số khoa học đứng thứ 90 không có nghĩa là chỉ liên quan đến khoa học và công nghệ, cũng không có nghĩa là chỉ liên quan đến công nghệ sản xuất, mà liên quan đến cả chính sách, môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư.
Cần bình đẳng giữa viện nghiên cứu Nhà nước, tư nhân
Nói về những bất cập, Phó Thủ tướng đánh giá: Còn nhiều chính sách (không chỉ riêng Bộ KH&CN) chưa thực sự coi KHCN là quốc sách, là động lực, là chìa khoá quan trọng bậc nhất để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Ông Đam nói các thủ tục thanh toán vẫn còn nhiều nhiêu khê: "Chúng ta vẫn dùng tiền làm khoa học để chi lương, để chi thu nhập. Đó là sai căn bản so với xu thế, phải kiên quyết sửa”.
Đánh giá tín hiệu "rất mừng" của năm 2018 là nhiều viện nghiên cứu của doanh nghiệp tư nhân được thành lập, ông Đam vẫn lưu ý rằng cơ chế hầu như vẫn còn chưa đủ để doanh nghiệp thực sự tự nguyện xông vào đầu tư vào khoa học và phát triển nguồn nhân lực
“Nếu có Bộ nào gắn nhất với Bộ KH&CN thì đó phải là Bộ GD&ĐT. Không chỉ là công việc nghiên cứu trong trường ĐH, mà còn là vai trò của nguồn nhân lực, vai trò của việc xã hội học tập” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói. |
Một bất cập khác mà ông Đam chỉ ra là có rất nhiều chương trình nhưng về cơ bản chưa có chính sách khuyến khích hỗ trợ sản phẩm của khoa học Việt Nam có hàm tri thức KHCN tiếp cận thị trường trong nước và thế giới.
Ông Đam cũng yêu cầu năm tới phải nghiên cứu để thay đổi, từng bước không phân biệt viện nghiên cứu của nhà nước thuộc các bộ, trường ĐH hay doanh nghiệp tư nhân, mà phải bình đẳng và cùng tham gia vào các chương trình khoa học của Nhà nước.
Nguyễn Thảo
“Con người vẫn là quan trọng nhất. Phải làm sao trí thức ủng hộ mình để phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc” – Thủ tướng nói.